Y học cổ truyền tham chiến Covid-19

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Trung QuốcY học cổ truyền với thảo dược, thuốc bắc, được áp dụng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.


    Khi bác sĩ y học cổ truyền, chuyên gia về hen suyễn và viêm phế quản mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Bắc Kinh, Zhang Hongchun đến Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, ngày 12/1, đường phố ở đây vắng tanh do lệnh hạn chế đi lại.

    Chờ đợi vị bác sĩ ở Bệnh viện Tim Phổi Hà Bắc là hàng chục bệnh nhân Covid-19. Ông nhanh chóng nhìn nhận tình hình và đưa ra chiến lược. "Một phần ba bệnh nhân là người cao tuổi và trẻ em. Người già nhất 91 tuổi và trẻ nhất 7 tuổi", bác sĩ Zhang cho biết.

    Bác sĩ Zhang đang thăm khám một bệnh nhân Covid-19 tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Ảnh: China Daily.


    Bác sĩ Zhang đang thăm khám một bệnh nhân Covid-19 tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Ảnh: China Daily.


    Tỉnh Hà Bắc ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 2/1, tại huyện Cảo Thành, ngoại ô phía đông Thạch Gia Trang. Cảo Thành là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều người già và trẻ em bị bỏ lại do những người thân đổ ra các đô thị để làm ăn.

    Khi bác sĩ Zhang đến, số ca mắc Covid-19 ở Thạch Gia Trang đã tăng lên hai con số trong gần 10 ngày, với hầu hết bệnh nhân là người cao tuổi ở Cảo Thành. Các triệu chứng nghiêm trọng hiếm gặp ở trẻ em, song bệnh nhân lớn tuổi có khả năng bị sốt dai dẳng, nguy cơ tử vong. Đây là lúc bác sĩ Zhang và một số tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực y học cổ truyền tham gia điều trị bằng thuốc bắc. "Việc sử dụng thuốc bắc giúp giải độc và làm sạch phổi đã giúp nhiều bệnh nhân cao tuổi hạ sốt và phục hồi", Zhang nói.

    Dựa trên kinh điển y học từ thời Đông Hán (25-220), phương thuốc đã được sử dụng từ đầu năm ngoái để điều trị thành công những ca bệnh mới. Trong số 214 bệnh nhân được điều trị vào đầu tháng 2/2020, hơn 60% đã cải thiện triệu chứng hoặc có kết quả chụp X-quang tốt hơn, theo số liệu từ Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc. 30% bệnh nhân duy trì tình trạng ổn định. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cũng cho biết, y học cổ truyền được áp dụng điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Hồ Bắc, vào mùa xuân năm ngoái.

    Áp dụng thảo dược để điều trị Covid-19 nằm trong kế hoạch lớn của giới chức nhằm thúc đẩy phương pháp chữa bệnh kết hợp truyền thống và hiện đại. Chiến lược này được sử dụng để chống lại dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm năm 2009.

    Li Yu, quan chức cấp cao của chính quyền, phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 3/2020 rằng hiệu quả của hướng đi này đã đạt mức chưa từng có trong bối cảnh Covid-19. Tỷ lệ các bác sĩ y học cổ truyền tham gia chống dịch đều trên 90% ở hầu hết các tỉnh.

    Bác sĩ Zhang cho biết, năm 2020 là một bước ngoặt đối với vai trò của y học cổ truyền trong việc kiểm soát dịch bệnh. Do sự ghi nhận còn hạn chế, các bác sĩ cổ truyền từng đứng ngoài cuộc chiến chống dịch. Thế nhưng, trong đại dịch Covid-19, họ đã được huy động đến các bệnh viện.

    Trong khi thế giới đang đối mặt với các biến thể nCoV có khả lây nhiễm nhanh hơn, lợi ích của y học cổ truyền được bộc lộ. Thay vì tập trung tiêu diệt virus hoặc liệu pháp oxy như y học hiện đại, y dược truyền thống giúp giảm bớt các triệu chứng mà virus gây ra. Theo bác sĩ Zhang, biến thể nCoV không thay đổi bản chất của căn bệnh. "Y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc. Y học hiện đại chỉ mới du nhập vào đất nước từ khoảng 3 thế kỷ trước", ông nói.

    Mai Dung (Theo China Daily)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top