Ung thư tụy khó phát hiện sớm, dễ tử vong

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Triệu chứng ung thư tụy giai đoạn sớm thường rất mơ hồ. 10% tất cả người mắc căn bệnh này ở các giai đoạn sống được trên 5 năm.


    Bác sĩ Bùi Quang Lộc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tụy là một cơ quan nằm sau phúc mạc, trong ổ bụng, trước động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới và phía sau dạ dày. Tụy có chức năng nội tiết, tiết ra insuline, glucagon để ổn định đường huyết và chức năng ngoại tiết (tức là tiết ra các enzyme đổ vào ống tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn).

    Ung thư tụy là bệnh lý ác tính của các tế bào ở tụy, thường gặp ở vị trí đầu tụy và phổ hiến hơn ở nam giới. Đây là một trong những bệnh có tiên lượng xấu, chỉ khoảng 10% người bệnh ở tất cả các giai đoạn sống được đến 5 năm. Giai đoạn muộn chỉ có 5% bệnh nhân sống được đến 5 năm. Khoảng 90% ung thư tụy là loại ung thư biểu mô tuyến, 10% còn lại thường hiếm gặp như u thần kinh nội tiết, ung thư biểu mô tuyến nang, ung thư biểu mô tuyến vảy,...

    Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư tụy đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc (458.918 ca một năm), tuy nhiên xếp thứ 7 về tỷ lệ tử vong (432.242 ca tử vong một năm). Tại Mỹ, chỉ 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trong khi đó 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 4 khi đã có di căn xa.

    Thống kê của tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính, năm 2018, Việt Nam có hơn một nghìn người mắc mới ung thư tụy và gần 900 trường hợp tử vong vì bệnh này. Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm có gần 100 bệnh nhân ung thư tuyến tụy được chẩn đoán và điều trị.

    Triệu chứng ung thư tụy giai đoạn sớm thường rất mơ hồ, không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu. Có thể ban đầu chỉ là chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, thường gặp nhất của bệnh ung thư tụy là người bệnh bị vàng da, đau bụng, gầy sút cân.

    Tuỳ thuộc ví trí u có thể có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ như nước vối, phân có thể bạc màu, ngứa trên da khi các khối u gây chèn ép đường bài xuất của dịch mật. Người bệnh có thể biểu hiện đau bụng dữ dội vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra có thể biểu hiện các triệu chứng khác như viêm tụy, đi ngoài phân lỏng,...

    Ở giai đoạn muộn, triệu chứng bệnh hay gặp là vàng da, đau bụng, gầy sút cân; đau bụng, chán ăn, mệt mỏi,..và biểu hiện tại cơ quan di căn như gan, phổi, xương...

    Bác sĩ Lộc đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khám. Ảnh: Bác sĩ cung cấp


    Bác sĩ Lộc đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khám. Ảnh: Bác sĩ cung cấp


    Theo bác sĩ Lộc, ung thư tụy hay gặp ở những người có yếu tố nguy cơ gây bệnh như hút thuốc lá, thuốc lào; đái tháo đường, béo phì, viêm tụy mạn, gia đình có tiền sử như mang gene đột biến BRCA, CDKN2A, bệnh Peutz-Jeghers, hội chứng Lynch, bệnh von Hippel-Lindau.

    Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, cộng hưởng từ, siêu âm nội soi, PET/CT..., trong đó xét nghiệm mô bệnh học thông qua sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy u tụy là quan trọng nhất.

    Đối với bệnh ung thư biểu mô tuyến của tụy, tùy thuộc giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh mà phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và triệt căn. Tuy nhiên chỉ khoảng 50%-60% người bệnh khi đến viện còn chỉ định phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị là các phương pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn không thể phẫu thuật được. Giai đoạn muộn thì hóa trị chủ đạo, cân nhắc xạ trị tùy trường hợp cụ thể, kết hợp các thuốc điều trị đích khi có chỉ định

    Bệnh có thể phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào, đái tháo đường, béo phì, viêm tụy mạn, di truyền hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh...

    Để phòng ngừa bệnh ung thư tụy, bác sĩ khuyến cáo loại bỏ các yếu tố nguy cơ như giảm hút thuốc lá, giảm cân, tránh béo phì. Kiểm soát các bệnh lý như đái tháo đường, viêm tụy mạn. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt các trường hợp có tiền sử gia đình hoặc mang các gene đột biến để có phương pháp điều trị sớm, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

    Thùy An

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top