Thiếu nữ tổn thương thần kinh sau hít bóng cười

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Hải PhòngCô gái 20 tuổi bị tê, yếu hai chân, không thể đi lại sau hít bóng cười trong nửa năm, mỗi tháng sử dụng 4-5 lần.


    Cô gái cho biết không hiểu tác hại của bóng cười nên sử dụng rất thường xuyên. Sau đó, cô cảm thấy yếu, không thể đứng hay đi lại.

    Bác sĩ Nguyễn Duy Mạnh, chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, ngày 30/3 cho biết kết quả thăm khám người bệnh cho thấy nồng độ vitamin B12 giảm, tổn thương dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh chi dưới, hồng cầu giảm, chẩn đoán viêm đa dây thần kinh sau khi dùng bóng cười. Hiện sức khỏe người bệnh cải thiện, không còn tê bì hai chân và tự đứng lên được.

    Theo bác sĩ Mạnh, khí cười có tên hóa học là dinito monoxid (N20), được bơm vào bóng bay tạo thành bóng cười. Khí cười trong y học là một loại thuốc gây mê, an thần, giảm đau, có liều lượng và cách thức sử dụng theo chỉ định.

    Khi sử dụng, bóng cười sẽ khiến người bệnh cảm thấy hưng phấn tạm thời, cảm giác lâng lâng, cười sảng khoái nhưng sau đó nhanh chóng ức chế thần kinh. Bóng cười còn gây ảo giác, các dấu hiệu tương tự như sử dụng ma túy tổng hợp.

    Sử dụng bóng cười thường xuyên có thể gây rối loạn tổn thương thần kinh ngoại biên, đi lại yếu, rối loạn trí nhớ, giấc ngủ, nhịp tim, hạ huyết áp, suy tủy, giảm khả năng sinh sản... Người dùng quá liều bóng cười sẽ ngạt thở, tê liệt tay chân, trầm cảm, nguy cơ tử vong. Ngoài ra, bóng cười còn khiến người dùng mất khả năng lao động và học tập và trở thành tiền đề sử dụng ma túy trong các cuộc vui chơi.

    Người bệnh nhập viện do bóng cười chủ yếu là người trẻ, khoảng 20 tuổi. Hai nhóm bệnh nhân thường gặp là ngộ độc cấp tính do dùng quá liều và sử dụng nhiều lần gây tổn thương thần kinh não, tủy sống, trầm cảm, tê yếu cơ, thiếu máu... Bệnh nhân này may mắn tới viện sớm, các tổn thương do bóng cười gây ra chưa ở mức nghiêm trọng và có thể hồi phục.

    Bác sĩ Nguyễn Duy Mạnh khuyến cáo người dân, người trẻ tuổi không nên sử dụng bóng cười. Cha mẹ cần tăng cường quản lý, cảnh báo trẻ em tránh xa chất gây nghiện này. Học sinh, sinh viên cần tự trang bị kiến thức cơ bản về tác hại của bóng cười để phòng ngừa, không để bị lôi kéo sử dụng.

    Nữ bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại bệnh viện sau khi điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Nữ bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại bệnh viện sau khi điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Chi Lê

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top