Suýt chết vì uống thuốc không tem nhãn

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Phú ThọNgười đàn ông 58 tuổi bị ho, bèn uống các viên thuốc không rõ tên do vợ mua cho từ trước. Vài phút sau anh lâm vào nguy kịch.


    Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thông tin, bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ với thuốc kháng sinh Cefalexin 500 mg cách đây nhiều năm. Thuốc bệnh nhân uống không rõ nguồn gốc, không đóng hộp, được người vợ mua tại quầy dược, tách từng viên cho vào trong túi theo liều, mỗi túi khoảng 5-7 viên.

    Uống xong một liều, vài phút sau, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực. Gia đình đưa ngay đến phòng khám Hùng Vương - Sơn Dương cấp cứu, ngày 3/1. Đến viện, bệnh nhân trong trạng thái bị kích thích, hoảng hốt, mạch nhanh, huyết áp tụt sâu.

    Những liều thuốc gia đình bệnh nhân tự mua tại quầy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Những liều thuốc gia đình bệnh nhân tự mua tại quầy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc. Bệnh viện kích hoạt báo động đỏ, xử trí cấp cứu theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ. Sau khoảng 10 phút, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị.

    Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân một lần nữa có biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, đe dọa tính mạng. Nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 nhanh chóng xử trí theo phác đồ cấp cứu. May mắn, anh qua cơn nguy kịch.

    Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Các đường đưa thuốc vào cơ thể như tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo... đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất.

    Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

    Các bác sĩ khuyến cáo người có tiền sử dị ứng, phản vệ với các dị nguyên như thuốc, thức ăn... cần cẩn trọng hơn trong dùng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top