Sống lại sau hơn một giờ ngừng tim

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Người đàn ông 51 tuổi đau ngực dữ dội, vừa vào phòng cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng thì đột ngột ngưng tim, ngưng thở.


    Bác sĩ Lê Thanh Quyền, Trưởng khoa Cấp cứu, ngày 21/6, cho biết bệnh viện lập tức kích hoạt báo động. Kíp trực cấp cứu tiến hành hồi sức, liên tục ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện chuyển nhịp bốn lần, thở máy, dùng thuốc vận mạch... Sau hơn 60 phút, bệnh nhân mới có nhịp tim trở lại. Bác sĩ chẩn đoán người bệnh nhồi máu cơ tim cấp và chuyển vào phòng can thiệp tim mạch để chụp mạch vành.

    Bác sĩ can thiệp Nguyễn Hồng Nam cho biết chụp DSA mạch vành cấp cứu ghi nhận người bệnh bị tắc động mạch vành trái. Ê kíp đã một stent, giúp mạch máu được mở rộng tái thông trở lại ngay sau đó.

    San can thiệp, người bệnh vẫn còn thở máy, hôn mê và được tiếp tục được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực Chống độc. Tại đây, các bác sĩ áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, đưa cơ thể vào trạng thái "ngủ đông" nhằm bảo vệ não, giảm tử vong và di chứng thần kinh sau ngừng tuần hoàn.

    Bệnh nhân hồi phục tốt nhờ áp dụng nhiều biện pháp hồi sức, điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Bệnh nhân hồi phục tốt nhờ áp dụng nhiều biện pháp hồi sức, điều trị. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Sau hai ngày điều trị tích cực, hiện bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã ngừng thở máy và thuốc vận mạch, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

    Hạ thân nhiệt là kỹ thuật làm lạnh chủ động để đưa thân nhiệt bệnh nhân xuống 33-36 độ C, trong vòng 24-72 giờ sau ngừng hô hấp, giúp đông lạnh các tế bào trong cơ thể, giảm được sự chuyển hóa. Điều này sẽ giúp cứu được tế bào não, giảm nguy cơ sống đời thực vật.

    Theo bác sĩ Phạm Hữu Huyền, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc, nhồi máu cơ tim cấp có tỷ lệ tử vong rất cao dù đang ở trong bệnh viện. Nhờ bệnh viện luôn có sẵn ê kíp cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp và cấp cứu nhồi máu cơ tim, triển khai được kỹ thuật hạ thân nhiệt, giúp cứu sống và hạn chế di chứng cho bệnh nhân.

    Biểu hiện thường gặp của nhồi máu cơ tim là đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp... Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Can thiệp động mạch vành trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp điều trị hàng đầu.

    Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, ít vận động, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).

    Bác sĩ khuyến cáo người có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời, tránh các trường hợp chậm trễ đáng tiếc. Người có nhiều yếu tố nguy cơ nên đi tầm soát bệnh lý mạch vành thường xuyên.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 69K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top