Sốc phản vệ sau 10 phút bị ong đốt

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bà được Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh nhân đã được cấp cứu tại nhà, sau đó hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình. Tuy nhiên, không ai biết trước đó bà bị ong đốt.

    Bác sĩ Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện 108, ngày 7/12 cho biết bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ nên bước đầu nhận định khả năng do nhồi máu cơ tim cấp và nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tim mạch. Lúc này, bệnh nhân gọi biết nhưng vẫn rất lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp, vận mạch ngày càng tăng liều lên.

    "Các bác sĩ tại khoa rất đắn đo có nên chụp động mạch vành cấp cứu theo hướng ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp hay không", bác sĩ Lâm nói.

    Sau đó, kíp bác sĩ đã quyết định siêu âm và đánh giá toàn trạng bệnh nhân một lần nữa. Về mặt lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện của thoát mạch phản vệ, một số triệu chứng của phản vệ nguy kịch như phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện của khó thở rít vùng họng.

    Ong đốt khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng phản vệ nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.


    Ong đốt khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.


    Bác sĩ Lâm phân tích, ban đầu phán đoán bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, dựa vào các biểu hiện cụ thể, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, chức năng co bóp của tim tốt, bác sĩ nhận định tình trạng bệnh nhân là sốc phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó.

    "Chúng tôi đã hỏi tiền sử người bệnh, người nhà cho biết từ trước đến giờ không dị ứng với bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, do biểu hiện lâm sàng như vậy, chúng tôi vẫn quyết định cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng các thuốc vận mạch", bác sĩ Lâm nói.

    Vài giờ sau, bệnh nhân dần hồi phục, các thuốc vận mạch được giảm liều. Khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ khai thác được trước khi bị tình trạng cấp cứu và hôn mê, bệnh nhân bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, 10 phút sau bà choáng váng và dần mất ý thức. Từ đó, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.

    Bác sĩ Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức tim mạch, cho biết với trường hợp này, nếu nhận định không nhạy cảm mà cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp, tình trạng của bệnh nhân chắc chắn sẽ trở nên nặng nề hơn do không được hồi sức đúng. Tình trạng phản vệ nguy kịch càng kéo dài thì tình trạng thoát mạch càng tăng, tiên lượng hồi phục ngày càng kém, bệnh nhân nhanh chóng suy đa tạng, thậm chí tử vong.

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 69K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top