Người Việt vào top 4 chiều cao Đông Nam Á

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Chiều cao trung bình của nam tăng 3,7 cm, nữ tăng 2,6 cm trong mười năm qua, đưa tầm vóc người Việt lên đáng kể, đứng thứ tư ở Đông Nam Á.


    Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, nữ 156,2 cm. Khảo sát được Bộ Y tế tiến hành trên thanh niên sinh đầu những năm 2000, khi kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện đầy đủ hơn trước.

    So với các nước trong Đông Nam Á, chiều cao của người Việt hiện giờ chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Trước đây 10 năm, người Việt đứng gần bét trong khu vực, chỉ nhỉnh hơn người Indonesia và Philippines.

    Ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên giai đoạn 1955-1995.

    "Chiều cao người Việt đã có sự vươn lên đáng kể so với 10 năm trước", ông Sơn nói.

    Trẻ em gái ở Việt Nam, cùng với Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và một số nước Trung Á, được đánh giá có sự phát triển cơ thể lành mạnh nhất trong 35 năm qua, theo một báo cáo trên Tạp chí y khoa Lancet (Anh) tháng 11 vừa rồi. Những nhóm trẻ này có sự tăng trưởng chiều cao hơn nhiều so với chỉ số khối cơ thể.

    Các thanh niên tuổi 18 ở Hà Nội, mùa hè 2020. Ảnh: Tùng Đinh


    Các thanh niên tuổi 18 ở Hà Nội, mùa hè 2020. Ảnh: Tùng Đinh


    Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thành quả tăng trưởng tầm vóc "đáng khích lệ" này đạt được nhờ Chương trình Sức khỏe Việt Nam bước đầu triển khai hiệu quả.

    Ông Sơn cũng cho rằng thành quả này đến từ những can thiệp Việt Nam đã triển khai liên tục hơn 20 năm qua "chứ không phải là thành tích trong ngắn hạn".

    Tầm vóc của con người ảnh hưởng mạnh nhất là ở giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (9 tháng mang thai và hai năm đầu đời), giai đoạn tiền học đường và dậy thì. Trên cơ sở đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai từ năm 1998 do Viện Dinh dưỡng chủ trì, can thiệp về dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, can thiệp bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, dinh dưỡng học đường... Từ năm 2000 đến nay, các số liệu của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em liên tục cho thấy dinh dưỡng của trẻ nhỏ cải thiện theo hướng tích cực sau mỗi năm.

    "Kết quả điều tra mới nhất cũng cho thấy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới", ông Sơn cho biết.

    Để duy trì đà tăng tích cực này, ông Sơn cho rằng cần tiếp tục các biện pháp can thiệp hỗ trợ tầm vóc người Việt trong những năm tới, tránh tình trạng đầu tư ngắn hạn, bỏ quên các chương trình sức khỏe khi thành công bước đầu.

    Lê Nga

    Lê Nga - Thục Linh


    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top