Ngộ độc rượu, ông già nguy cơ sống thực vật

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Hà NộiNgười đàn ông 70 tuổi quê Vĩnh Phúc, nghiện rượu nặng. Giữa tháng ba, ông mua rượu uống rồi ngộ độc methanol, biến chứng nhiễm trùng.


    Người nhà cho biết mỗi ngày cụ ông uống khoảng 500-700 ml rượu. Sau một bữa rượu vào ba tuần trước, ông hôn mê, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ chẩn đoán ông ngộ độc methanol, tổn thương não nặng, xuất huyết não rải rác, do đó hôn mê không hồi phục ý thức, phải sống phụ thuộc, thở qua lỗ mở khí quản.

    Người bệnh còn bị teo cơ cứng khớp, thể trạng suy kiệt do chế độ dinh dưỡng trước khi ngộ độc kém, kết hợp với ảnh hưởng của tình trạng hôn mê, tổn thương não, hệ tiêu hóa. Men gan tăng gấp 4-5 lần bình thường, các chất protein, albumin, calci, magie, kali trong máu giảm nặng.

    Ông đã được điều trị giải độc methanol, đưa về bệnh viện tuyến tỉnh để chăm sóc khi sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, ông tiếp tục bị sốt không rõ nguyên nhân, vẫn hôn mê, chuyển điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 2/4.

    Bác sĩ điều trị cho cụ ông ngộ độc methanol. Ảnh: Chi Lê.


    Bác sĩ điều trị cho cụ ông ngộ độc methanol. Ảnh: Chi Lê.


    Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết người bệnh nhập viện trong tình trạng sốt cao. Cơ thể ông có nhiều vùng loét, vết loét sâu quá lớp biểu bì da, vết rộng nhất khoảng 12 cm, nhiều mủ viêm quanh. Kết quả nuôi cấy máu và dịch hút phế quản cho thấy ông nhiễm nhiều loại vi khuẩn đa kháng thuốc, chưa rõ nguyên nhân lây nhiễm.

    Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng 2 loại kháng sinh, kết hợp chăm sóc da vùng loét, chăm sóc đường thở nhờ vỗ rung, hút đờm, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Ngày 6/4, người bệnh đã đỡ sốt nhưng khả năng phục hồi ý thức rất thấp, nguy cơ cao sống thực vật.

    Bác sĩ cho biết methanol là một loại cồn công nghiệp, được tạo ra trong quá trình sản xuất ethanol. Khi đưa vào cơ thể, methanol không được chuyển hóa thành chất bớt độc để thanh thải ra ngoài mà tích lũy bên trong, gây tổn thương đa cơ quan như não, gan, thận, phổi...

    Chất độc methanol vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao. Người bệnh ngộ độc methanol thường phát hiện muộn, điều trị lâu dài, khó khăn, dễ gặp biến chứng hoặc nhiều di chứng không hồi phục. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không sử dụng rượu mập mờ nguồn gốc xuất xứ và hạn chế sử dụng rượu bia để tránh nguy cơ ngộ độc.

    Chi Lê

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top