Mẹo vặt trị say nắng

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Chườm lạnh cơ thể, uống các loại nước muối loãng, nước sắn dây, mía, bí xanh... là mẹo trị say nắng, sốc nhiệt hiệu quả.


    Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết tình trạng say nắng thường xảy ra khi một người lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng. Nhiệt độ ngoài trời quá cao và ánh nắng gay gắt mùa hè chiếu thẳng và liên tục vào vùng cổ gáy - trung tâm điều hòa thân nhiệt, làm rối loạn điều hòa thân nhiệt và gây mất nước cấp.

    Say nắng có thể kèm say nóng, dẫn đến tổn thương thần kinh, có thể phục hồi hoặc không. Thậm chí, một số trường hợp có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

    Biểu hiện dễ thấy nhất khi say nắng là tăng thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi, cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu không được bù nước kịp thời, cơ thể giảm khối lượng tuần hoàn, gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Ngoài ra, tăng thân nhiệt cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan tim mạch, hô hấp, thần kinh...

    Theo bác sĩ Vũ, các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Dấu hiệu nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

    Chườm lạnh bằng khăn mát, nước đá ở cổ, nách, bẹn sẽ giúp hạ thân nhiệt nhanh cho người say nắng. Ảnh: Examiner.


    Chườm lạnh bằng khăn mát, nước đá ở cổ, nách, bẹn sẽ giúp hạ thân nhiệt nhanh cho người say nắng. Ảnh: Examiner.


    Việc cần làm ngay khi gặp người bị say nắng, nếu chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế là nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Bằng cách chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Sau đó cởi bỏ bớt quần áo, cho họ uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da, như nách, bẹn, cổ.

    Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

    Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân được truyền bù nước và điện giải và các biện pháp hỗ trợ khác, tùy vào tình trạng bệnh.

    Bác sĩ Vũ hướng dẫn một số mẹo và bài thuốc dân gian để "tự cứu" mình và người thân khi bị say nắng, say nóng đơn giản và hiệu quả. Ví dụ, lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, thêm đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn. Có thể dùng các loại quả: giã một miếng bí xanh, đã gọt vỏ, lấy nước cốt, cho thêm chút muối; dùng một quả mướp đắng tươi bỏ ruột, nấu nước uống; uống nước ép cam, dưa hấu, dưa chuột, nước mía. Lá tía tô, lá mã đề vò nát, pha đặc với nước rồi uống cũng sẽ giúp giải nhiệt, giải say nắng nhanh.

    "Người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn nên nghỉ ngơi vài ngày để cơ thể hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Vũ khuyên.

    Để phòng say nắng, say nóng mùa hè, bác sĩ khuyên người dân không làm việc, đi lại, chơi thể thao... quá lâu ngoài trời nắng, hoặc trong môi trường nóng bức. Uống nhiều nước. Luôn trang bị quần áo bảo hộ lao động, mũ, kính khi lao động dưới nắng.

    Uống nước mía, nước trái cây, nước sắn dây pha loãng... là mẹo trị say nắng hiệu quả tức thì. Ảnh: Sugarcaneisl.


    Uống nước mía, nước trái cây, nước sắn dây pha loãng... là mẹo trị say nắng hiệu quả tức thì. Ảnh: Sugarcaneisl.


    Thư Anh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top