Làm thế nào trị sạm, nám da?

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Em 28 tuổi, bị nám da nhiều hai bên má, thoa nhiều loại lá nhưng không khỏi, xin hỏi bác sĩ nên bôi thuốc gì để hết nám (Ly, TP Vinh).


    Trả lời:

    Nám da là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ. Biểu hiện là làn da sậm màu, có những chỗ đen hơn và nâu hơn ở vùng da phơi dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vùng mặt, như hai bên má, vùng trán, vùng mũi và vùng cằm. Bệnh thường gặp ở những người có tuýp da sậm màu, đặc biệt là những phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh.

    Người bệnh cũng rất dễ nhầm lần giữa nám da, tàn da, đồi mồi. Do cả ba đều là tình trạng tăng sắc tố da, xuất hiện những đốm nâu rất giống nhau. Nhiều người lầm tưởng tàn nhang với nám da, nên tự ý điều trị tại nhà khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị như là dùng thuốc bôi, thuốc uống hay là dùng máy chiếu ánh sáng IPL, máy laser... Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Nên phối hợp nhiều phương pháp với nhau theo tư vấn bác sĩ chuyên khoa.

    Ở thời điểm hiện tại, thuốc bôi được xem như là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám. Tuy nhiên, các phương pháp thuốc bôi tại chỗ nó có khả năng gây nên tình trạng viêm da do tiếp xúc dị ứng, tăng sắc tố sau viêm...

    Với các loại nám thường, có thể tái tạo da bằng hóa chất, tái tạo da sinh học hoặc áp dụng phương pháp lột da hóa học để lấy đi bớt những tế bào ở thượng bì để cho da sáng hơn, đều màu. Đối với những nám nông ở dưới da, có thể sử dụng những loại chế phẩm uống hoặc sử dụng các loại laser ánh sáng. Trong đó loại laser tiên tiến nhất hiện nay là laser pico, có thời gian phát xung cực ngắn giúp cho phá vỡ các hạt belanozon chứa các chất hắc tố, mà không gây tổn thương da phía trên bề mặt. Đây được xem là một phương pháp mới, điều trị có hiệu quả và độ an toàn rất là cao.

    Song song với trị nám, các bác sĩ còn áp dụng một số phương pháp giúp da bệnh nhân trở nên trẻ hóa sbằng các thiết bị phát năng lượng như sóng cao tầng RF, hoặc sóng siêu âm hội tụ hifu. Hoặc tiêm những dưỡng chất giúp trẻ hóa da có thành phần acid hyaluronic hoặc tranexamic acid để phối hợp đạt đến điều trị cao nhất.

    Để điều trị dứt điểm nám, tàn nhang, người bệnh cần phải kiên trì. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định theo định kỳ của bác sĩ để theo dõi bệnh trạng và có phương pháp điều trị thích hợp, không nên tự ý đi khám một lần rồi lấy đơn thuốc mua uống hoặc chữa trị theo sự mách bảo của bạn bè, người thân.

    Trong và sau khi điều trị, người bệnh phải tuân thủ chống nắng thật kỹ. Trong quá trình điều trị, cần dưỡng ẩm và sử dụng loại thuốc bôi sáng da do bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, cần phải ăn uống và sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thức khuya, căng thẳng và stress.

    Thạc sĩ, bác sĩ Trần Vũ Anh Đào
    Khoa Thẩm mỹ da - Bệnh viện Da liễu TP HCM

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top