Hàng trăm polyp chen chúc trong đại trực tràng hai anh em

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Phú ThọHai anh em 44 tuổi và 31 tuổi, đến viện tầm soát ung thư vì gia đình có một người anh bị ung thư đại trực tràng.


    Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, ngày 15/3 nội soi đại tràng của hai người, nhận thấy hàng trăm polyp với nhiều kích cỡ từ 3 mm đến 2 cm, dày đặc từ manh tràng đến hết trực tràng. Các bác sĩ Chuyên khoa Ung bướu hội chẩn cùng chuyên gia Bệnh viện K, kết luận hai bệnh nhân mắc Hội chứng đa polyp gia đình.

    Bác sĩ Trần A Pao, Phó trưởng Khoa Ung bướu, nhận định nếu không xử trí sớm, chắc chắn bệnh sẽ tiến triển thành ung thư đại trực tràng. Hai bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật cắt đại tràng càng sớm càng tốt.

    Bác sĩ cho biết, Hội chứng đa polyp gia đình (Familial adenomatous Polyposis) là một trong những hội chứng gây ung thư di truyền hiếm gặp, gây ra bởi bất thường cấu trúc gene. Tỷ lệ mắc hội chứng này từ 1 đến 3/10.000 trẻ sơ sinh. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do di truyền, chỉ 25-30% là đột biến gene tự phát.

    Bệnh được chẩn đoán bắt đầu từ tuổi thiếu niên, khi một người nội soi đại trực tràng phát hiện hàng trăm tới hàng nghìn polyp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các polyp gần như 100% sẽ phát triển thành ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, với tuổi trung bình được chẩn đoán là 39 tuổi. Ngoài ra, hội chứng còn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở các cơ quan khác, bao gồm dạ dày, ruột non và tuyến tụy và mật...

    Bệnh nhân có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm tiêu chảy và phân máu, diễn tiến kéo dài khiến bệnh nhân gầy sút cân. Người bệnh thường được chỉ định nội soi đại trực tràng để chẩn đoán.

    Hàng trăm polyp trong đại trực tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Hàng trăm polyp trong đại trực tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Theo thống kê của Globocan năm 2018, trên thế giới ung thư đại trực tràng đứng thứ ba về tỷ lệ mắc với khoảng 1,8 triệu bệnh nhân mới được chẩn đoán (chiếm 10,2% các loại ung thư) và đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong. Ở Việt Nam, ung thư trực tràng và ung thư đại tràng cũng lần lượt đứng thứ 5 và thứ 8 trong số các loại ung thư thường gặp nhất khi tính ở cả hai giới.

    Bác sĩ nhấn mạnh: "Sàng lọc và theo dõi đa polyp gia đình là yếu tố quan trọng". Đa polyp gia đình nên được sàng lọc để phát hiện bệnh sớm ở những người họ hàng bậc một với bệnh nhân (bố, mẹ, anh chị em ruột). Việc sàng lọc được tiến hành bắt đầu từ 10- 12 tuổi bằng nội soi đại tràng hàng năm.

    Nếu gia đình có người bị đa polyp gia đình, cần đưa các thành viên đến xét nghiệm và tư vấn di truyền. Nếu mắc đa polyp gia đình, cần đi khám để theo dõi bệnh thường xuyên. Phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại trực tràng và các biến chứng khác.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top