Đề xuất bảo hiểm chi trả khám sàng lọc ung thư

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi đưa khám sàng lọc ung thư, khám sức khỏe định kỳ vào nhóm được bảo hiểm chi trả.


    Ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, ngày 6/4 cho biết quỹ bảo hiểm hiện mới chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con... Bảo hiểm không thanh toán cho chi phí khám sàng lọc ung thư, khám sức khỏe định kỳ, một số dịch vụ phòng bệnh truyền nhiễm.

    Luật bảo hiểm y tế năm 2008 đưa khám sàng lọc chẩn đoán sớm một số bệnh vào danh mục chi trả, tuy nhiên khả năng thanh toán của quỹ bảo hiểm thời điểm đó chưa thực hiện được. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 đưa dịch vụ này ra khỏi danh mục chi trả.

    Dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi đang được Bộ Y tế, cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng. Lần này, dự thảo đưa dịch vụ khám định kỳ, khám sàng lọc bệnh rối loạn chuyển hóa và nội tiết, tiểu đường, một số ung thư nếu can thiệp sớm hiệu quả điều trị cao như ung thư vú, ung thư cổ tử cung... vào danh mục chi trả.

    "Nếu dự phòng tốt, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sẽ giảm, chất lượng cuộc sống tăng lên", ông Khảm nói.

    Dự kiến, trong năm nay dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế sẽ trình Quốc hội xem xét.

    Phụ nữ Việt được khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư vú sớm. Ảnh:Lê Nga.


    Phụ nữ Việt được khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư vú sớm. Ảnh: Lê Nga.


    Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng "nếu có chiến dịch sàng lọc phát hiện ung thư sớm thì thật tuyệt vời cho người dân". Phát hiện bệnh sớm hay muộn là yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp. Khả năng sống của bệnh nhân cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, sự đáp ứng điều trị, phối hợp các phương pháp điều trị...

    Ví dụ, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện sớm thì điều trị đơn giản là phẫu thuật "khoét chóp", chi phí rẻ. Phát hiện bệnh muộn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, điều trị tốn kém lại phức tạp, khả năng sống thêm thấp.

    Tại Bệnh viện K, 50% người bệnh đến khám và điều trị ở giai đoạn sớm, so với trước đây chỉ 20-25%.

    Lê Nga

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top