Cứu sống em bé ba lần ngừng tim

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Phú ThọBé trai 9 tháng tuổi, đa bệnh lý gồm viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ba lần ngừng tim trong quá trình điều trị.


    Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, ngày 5/12 cho biết bé sốt, nôn kèm tiêu chảy cấp một ngày, gia đình đưa đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng. Bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước, điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên sau 6 giờ điều trị, bé tiêu chảy nhiều hơn, mất nước nặng, nguy kịch, được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cuối tháng 11.

    Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, mất nước toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt. Kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, phát hiện bé viêm phổi rất nặng, đông đặc, lan tỏa toàn bộ hai bên phổi.

    Bé nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn kèm theo phù phổi cấp, trào bọt hồng lẫn máu qua đường thở. Kíp bác sĩ lập tức đặt ống nội khí quản, thở máy và áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực. Tuy nhiên, sức khỏe trẻ không cải thiện, tình trạng nhiễm khuẩn vẫn tăng nhanh kèm theo suy đa tạng nặng, suy hô hấp cấp tiến triển nguy kịch. Bệnh nhi được lọc máu liên tục.

    Bệnh nhi được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Bệnh nhi được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Bác sĩ Cao Việt Hưng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, chia sẻ trong đêm đầu tiên, bé ngừng tim đến 3 lần dù đã dùng các biện pháp hỗ trợ tối đa, cao cấp nhất. "Có những lúc chúng tôi tưởng chừng như không giữ được cháu bé nữa", bác sĩ nói.

    Mỗi lần ngưng tim, các bác sĩ phải thực hiện ép tim cho cháu 30-45 phút tim mới đập trở lại, tuần hoàn mới được tái lập và huyết áp dần ổn định.

    Sau một ngày điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển khá hơn, song suy thận nặng, vô niệu hoàn toàn, bé phải tiếp tục lọc máu kéo dài thêm 6 ngày. Đến ngày thứ 7, thận mới hoạt động trở lại, bắt đầu có nước tiểu.

    Hôm nay, bé được rút ống nội khí quản, cai thở máy, sức khỏe ổn định.

    Sức khỏe bệnh nhi ổn định sau điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Sức khỏe bệnh nhi ổn định sau điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Bác sĩ Cao Việt Hưng nhận định: "Trong quá trình điều trị, các tình huống xấu có thể xảy ra rất nhanh và bất ngờ. Đến thời điểm này, khi bé hồi phục hoàn toàn, chúng tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm, thực sự rất hạnh phúc".

    Bác sĩ khuyến cáo, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn rất yếu, trong khi các bệnh lý nguy hiểm thường diễn biến rất nhanh nên bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ cần quan tâm, chú ý theo dõi. Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường như chán ăn, bỏ ăn, sốt, khó thở, quấy khóc, mệt mỏi hoặc khi quan sát di động lồng ngực thấy nhịp thở bất thường... cần đưa đến bệnh viện khám, điều trị sớm.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 69K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top