Cứu sống bé trai bị đuối nước tại hồ bơi

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • TP HCMBé trai 14 tuổi, cùng bạn bơi ở hồ bơi khu dân cư, ngã vào vùng nước sâu khoảng 2 m, các bạn sợ hãi bỏ chạy.


    5 phút sau, nhân viên cứu hộ tại hồ bơi phát hiện, vớt bé lên trong tình trạng tím tái, không thở. Đội cứu hộ hô hấp nhân tạo, ép tim, thổi ngạt cho bé, gọi cấp cứu 115.

    Bác sĩ Dương Thanh Sang, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Gia An 115, ngày 28/12 cho biết nhóm cấp cứu tại trạm vệ tinh của bệnh viện có mặt tại hiện trường sau vài phút nhận cuộc gọi. Lúc này bé vật vã, thở nhanh nông, tím tái, mũi và miệng có nhiều bọt hồng, mạch nhanh, nhẹ, khó bắt, không đáp ứng với kích thích đau.

    Nhận định bệnh nhân đang rất nguy hiểm tính mạng, nhóm cấp cứu nhanh chóng bóp bóng giúp thở qua mặt nạ oxy dự trữ, đặt nội khí quản, hút đàm máu, hồi sinh tim phổi rồi nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sau khi được hồi sức tích cực, bé tỉnh táo, tiếp tục điều trị viêm phổi.

    "Nếu cấp cứu chậm trễ khoảng 5 phút có thể bé sẽ tử vong, kể cả cứu sống được thì khả năng mất ý thức và liệt não rất cao dẫn đến trạng thái sống thực vật vĩnh viễn", bác sĩ Sang cho biết.

    Cấp cứu ban đầu là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân đuối nước.

    Phụ huynh cần nhắc nhở trẻ không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Trẻ nhỏ đến hồ bơi nên đi cùng người lớn, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi đi tắm biển hay sông, dù biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ.

    Nên cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng bơi, giảng giải các tác hại của những trò chơi nguy hiểm như nhấn bạn xuống nước... Mỗi người nên tự trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước để xử trí kịp thời và đúng cách khi gặp tình huống khẩn cấp.

    Bác sĩ Sang khuyến cáo tránh các sai lầm thường gặp trong sơ cấp cứu đuối nước như dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy... Người đuối nước nếu ngạt quá 4 phút gây tổn thương não, ngạt quá 10 phút có thể tử vong hoặc phải chịu di chứng não nặng nề nếu may mắn sống sót. Sơ cứu sai cách sẽ làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

    Tại Việt Nam, mỗi năm đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 thanh thiếu niên, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 16 tuổi. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 73K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 143
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top