Chiều cao người Việt tăng nhanh nhất từ trước đến nay

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Chiều cao nam thanh niên Việt Nam tăng gần 4 cm trong mười năm qua, tốc độ cao nhanh gần gấp đôi thập niên trước đó.


    Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 công bố hôm nay, chiều cao trung bình nam thanh niên là 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010; nữ cao trung bình 156,2 cm, tăng 1,4 cm.

    Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, nhận định: "Sau 10 năm, chiều cao người Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi".

    Tốc độ tăng chiều cao của người Việt thập niên vừa qua tăng gần gấp đôi tốc độ thập niên trước đó. Từ năm 2000 đến 2010, chiều cao nam thanh niên tăng thêm 2,1 cm (từ hơn 162 lên hơn 164 cm); nữ chỉ tăng thêm 1 cm. Tính chung người Việt, chiều cao trung bình tăng 1,1 cm mỗi thập niên kể từ năm 1975.

    Trong vòng 100 năm kể từ 1975 về trước, chiều cao người Việt không thay đổi, với 160 cm ở nam và 150 cm ở nữ.

    Năng lượng trung bình trong khẩu phần của người Việt đạt 2.023 kcal một người một ngày, tăng nhẹ so với mức 1.925 kcal một người một ngày năm 2010.

    Người Việt cũng ăn rau quả nhiều hơn so với 10 năm trước. Mức ăn rau quả bình quân đầu người từ 190,4 g rau một người một ngày năm 2010, nay lên 231 g. Năm 2010, mỗi người một ngày ăn 60,9 g quả chín, thì nay lên 140,7 g. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này mới chỉ đạt 66-77% so với nhu cầu khuyến nghị trên Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành.

    Người Việt cũng ăn thịt nhiều hơn. Năm 2010, trung bình mỗi ngày một người ăn 84 g thịt, thì nay tăng lên 136,4 g. Người ở thành phố ăn thịt nhiều hơn nơi khác, 155,3 g một người một ngày.

    Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao. Trẻ 5-19 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

    Ba năm đầu đời là mốc quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Ảnh: Hữu Khoa


    Ba năm đầu đời là mốc quan trọng để trẻ phát triển chiều cao. Ảnh: Hữu Khoa


    Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% lên hơn 45% trong mười năm qua. Tỷ lệ này cao hơn ở thành thị.

    Người dân đã hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm hơn. Gần 36% số người trả lời có kiến thức tốt, gần 56% có kiến thức trung bình và chỉ gần 9% kiến thức kém.

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là cuộc tổng điều tra dinh dưỡng quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên toàn quốc, với 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố, đại diện cho 6 vùng sinh thái. Nội dung điều tra là thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cá thể cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng lần này là định hướng để xây dựng chiến lược quốc gia cho giai đoạn mới.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top