Chàng trai bị giang mai vú

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bệnh nhân nam 27 tuổi khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM với vết loét ở trên vú phải không đau, thoa thuốc ngoài da không bớt.


    Bác sĩ Trình Ngô Bỉnh, Khoa Lâm sàng 3, ngày 24/4 cho biết vết loét kích thước khoảng 0,5 cm trên đầu vú bệnh nhân, không cứng, không có hạch nách kèm theo, thuộc dạng hiếm gặp. Dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ Bỉnh lần lượt loại trừ các bệnh lý có thể gặp như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm virus Herpes...

    Bác sĩ Bỉnh nghi ngờ dấu hiệu bệnh lây truyền qua đường tình dục nên khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân cho biết có quan hệ bằng đường dương vật - vú với một bạn tình là người đồng tính.

    Giải phẫu bệnh và các test huyết thanh sau đó ghi nhận bệnh nhân mắc giang mai ở vú. Sau ba tháng điều trị bằng kháng sinh, vết loét trên vú hoàn toàn hết, khỏi giang mai hoàn toàn.

    Theo bác sĩ Bỉnh, giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dấu hiệu thường gặp là da phát ban tại một hay nhiều vùng trên cơ thể hoặc xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn...

    "Trường hợp này ngoài vết loét trên đầu vú phải thì cơ thể bệnh nhân hoàn toàn bình thường, vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da", bác sĩ Bỉnh phân tích.

    Hiện y văn thế giới chỉ ghi nhận chưa tới 13 ca giang mai vú.

    Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai, hay khi quan hệ không an toàn qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng... Bệnh còn lây qua đường máu.

    Xoắn khuẩn Treponema pallidum. Ảnh: sciencephoto


    Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai. Ảnh: sciencephoto.


    Bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc... Nếu không điều trị kịp thời, giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não... Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong cho thai nhi.

    Để phòng ngừa giang mai cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp như bao cao su. Khi có các dấu hiệu nguy cơ như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai... cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top