Biến thể Rwanda hoạt động tương tự biến thể Anh, Nam Phi

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Biến thể nCoV từ Rwanda lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam có cơ chế hoạt động giống biến thể từ Anh và Nam Phi, với đặc tính lây lan nhanh hơn chủng gốc.


    Kết quả giải trình tự gene mẫu dịch mũi họng "bệnh nhân 1979" và hai bệnh nhân thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất, hôm 12/2, cho thấy các bộ gene này đều thuộc chủng A.23.1 ở Rwanda, châu Phi. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020. Đây là lần đầu tiên chủng này xuất hiện ở Việt Nam, cũng là lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á.

    Theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Uganda đăng trên trang dữ liệu medRxiv hôm 11/2, biến thể A.23.1 cũng lan truyền ở quốc gia này. A.23.1 có những đột biến về protein gai, khiến virus dễ dàng bám vào tế bào hơn. Đặc điểm này khiến biến thể Rwanda hoạt động tương tự các biến thể Anh, Nam Phi và Brazil, có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 56-70% so với chủng gốc.

    Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Dữ liệu Dịch cúm Gia cầm (GISAID) nhận định A.23.1 là một trong những "biến thể có nguy cơ tiềm ẩn".

    Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, chiều 4/2. Ảnh:Trung Sơn.


    Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19, chiều 4/2. Ảnh:Trung Sơn.


    Từ tháng 6 đến tháng 10/2020, số người nhiễm biến thể A.23.1 ở Kampala chiếm 25%. Đến tháng 12/2020, kết quả giải trình tự gene cho thấy 49 trong số 50 mẫu bệnh phẩm từ thủ đô nhiễm biến thể A.23.1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Uganda ghi nhận hơn 39.000 trường hợp mắc Covid-19 và 328 người chết.

    Nghiên cứu này của nhóm chuyên gia Uganda chưa được xem xét, đối chiếu trong giới khoa học và tác động của A.23.1 ở Uganda vẫn chưa được đánh giá rõ ràng.

    Biến thể A.23.1 đến nay đã được phát hiện ở các quốc gia khác bao gồm Anh, Rwanda, Canada và Campuchia, theo GISAID. 43 trường hợp nhiễm A.23.1 được báo cáo ở Anh, theo Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE). PHE đang tiến hành nghiên cứu biến thể này vì nó chứa E484K - đột biến được tìm thấy trong biến thể Nam Phi. Các nhà khoa học tin rằng E484K giúp virus lẩn tránh kháng thể.

    "Như vậy, nó có thể giúp nCoV vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi vaccine", Francois Balloux, giáo sư sinh học, Đại học College London, cho biết.

    Mai Dung (Theo Medx, bussinessinsider)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top