Bé gái sốt xuất huyết cận kề cửa tử

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • TP HCMBé gái 5 tuổi, sốc sốt xuất huyết gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi màng bụng.


    Bệnh nhi được Bệnh viện quận Bình Tân chuyển đến Nhi đồng Thành phố với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 5.

    Các bác sĩ xử trí cấp cứu, hồi sức sốc bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan. Bé cũng được truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.

    Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, nhận định tình trạng bệnh nhân diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều dù đã truyền lượng lớn dung dịch cao phân tử, nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp.

    Bác sĩ quyết định phối hợp dung dịch albumin 5% để chống sốc. Đây là lần đầu các bác sĩ phối hợp dung dịch albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỷ lệ phù hợp trong chống sốc. Sau gần ba ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn.

    Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh trong cơ thể người. Dung dịch albumin 5% thường dùng cho các bệnh lý sốc giảm thể tích, giảm protein máu, bỏng, bệnh gan cấp.

    "Đây là ca bệnh đánh dấu sự phối hợp nhiều điểm mới trong điều trị các ca sốc sốt huyết Dengue nguy kịch tại bệnh viện", bác sĩ Thy chia sẻ. Tổng cộng các bác sĩ truyền gần 8 lít dịch cao phân tử, dung dịch albumin và chế phẩm máu chống sốc, kết hợp dẫn lưu ổ bụng giải áp.

    Ở ca bệnh này, các bác sĩ còn áp dụng bộ dẫn lưu màng bụng đếm giọt kiểm soát tốc độ dẫn lưu dịch ổ bụng. Đây là sáng kiến cải tiến đoạt giải nhất hội thi sáng kiến cải tiến của bệnh viện năm qua.

    Các bác sĩ, điều dưỡng túc trực thay phiên bên cạnh giường bệnh của bé. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Các bác sĩ, điều dưỡng túc trực thay phiên bên cạnh giường bệnh của bé. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Tuần qua, bệnh nhi được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định. Bé hồi phục ngoạn mục sau nhiều ngày chiến đấu kiên cường, sắp xuất viện.

    Bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên lơ là chủ quan mà phải chủ động phòng chống sốt xuất huyết, luôn theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt.

    Cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều; chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, trẻ nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top