Bài học từ quốc gia tiêm vaccine nhanh nhất thế giới

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Chile trở thành nước tiêm chủng Covid-19 nhanh nhất thế giới nhờ kế hoạch bài bản, chiến lược mua nhiều loại vaccine và hệ thống y tế công cộng vững chắc.


    Hôm 9/3, tổ chức Our World in Data công bố dữ liệu cho thấy Chile vượt qua Israel trở thành quốc gia có nhiều người được tiêm vaccine Covid-19 nhất thế giới. Theo đó, Chile đã tiêm trung bình 1,08 liều vaccine/ngày/100 dân trong 7 ngày qua. Trong khi Israel tiêm trung bình 1,03 liều/ngày/100 dân.

    Quốc gia 18 triệu dân đã tiêm khoảng 5 triệu liều vaccine Covid-19, gần một phần tư dân số, kể từ khi bắt đầu chiến dịch hồi tháng 12/2020. Chính quyền dự kiến sẽ tiêm phòng cho toàn bộ dân số vào tháng 6.

    Kế hoạch tiêm chủng bài bản

    Chile thành công nhờ hạ tầng y tế có sẵn và kinh nghiệm hàng thế kỷ triển khai các chiến dịch tiêm phòng đại trà.

    "Chile sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh, chương trình tiêm chủng linh hoạt với hồ sơ điện tử, giúp mọi thứ nhanh chóng và có tổ chức", Eduardo Undurraga, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, giáo sư trợ lý tại Đại học Pontificia Católica de Chile, nhận định.

    Chính phủ cố gắng đưa vaccine đến gần người dân nhất, thiết lập các điểm tiêm chủng ở trường đại học hoặc sân vận động. Bộ Y tế xuất bản lịch trình ghi rõ "ai đủ điều kiện nhận vaccine ngày nào", không cần hẹn trước. Cơ quan quốc gia dễ dàng theo dõi thời điểm và vị trí tiêm phòng của mọi người và kỳ hạn tiêm mũi thứ hai. Người dân được khuyến khích sử dụng hashtag #YoMeVacuno (#Tôi đã tiêm phòng) trên mạng xã hội sau khi nhận vaccine.

    Người cao tuổi xếp hàng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược Sinovac, Trung Quốc, tại Santiago. Ảnh: AFP


    Người cao tuổi xếp hàng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược Sinovac, Trung Quốc, tại Santiago. Ảnh: AFP


    Roberto Orellana Ovalle, quản lý bệnh viện sống ở ngoại ô Santiago, nhận định quy trình tiêm phòng ở Chile có trật tự, nhanh chóng và hiệu quả. Anh vừa tiêm mũi vaccine thứ hai, yên tâm bà nội ở quê cũng đang được chủng ngừa.

    Bác sĩ nhi Joxelin Flores Taborda, Santiago, cho rằng vaccine đem lại niềm hy vọng. Bệnh nhân của cô là trẻ em, phần lớn không chuyển nặng sau nhiễm virus. Song nhiều đồng nghiệp của Flores phải điều trị cho người già. Giống với nhiều y bác sĩ khác, họ trải qua một năm kiệt quệ vì đại dịch.

    "Chúng tôi không biết nó đã kết thúc chưa. Nhưng ít nhất niềm hy vọng là hữu hình. Đó là thứ bạn có thể cảm nhận được", cô nói.

    Chiến lược mua từ mọi nguồn

    Chile báo cáo ca nhiễm nCoV đầu tiên ngày 3/3 năm ngoái. Vài tuần sau, giới chức bắt đầu lên kế hoạch tiêm chủng. Các Bộ khác nhau, từ Khoa học, Công nghệ, Y tế đến Các vấn đề Quốc tế, đều phối hợp để tìm kiếm loại vaccine an toàn và hiệu quả. Ý tưởng ban đầu là có càng nhiều loại vaccine càng tốt, dựa trên công nghệ khác nhau, từ các nhà sản xuất riêng biệt nhanh nhất có thể.

    "Họ chú trọng sự đa dạng ngay từ sớm. Họ xem xét sản phẩm của phương tây, cân nhắc vaccine Trung Quốc và tham gia cả Covax", Katherine Bliss, thành viên cấp cao về chính sách y tế toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.

    Chile đặt cược vào nhiều cửa, thực hiện giao dịch khi hiệu quả và độ an toàn của vaccine còn chưa được xác nhận. "Họ mua từ các cơ chế khác nhau và đi trước thời đại", Arachu Castro, Chủ tịch Y tế Công cộng của trung tâm Samuel Z. Stone Endowed, đánh giá.

    "Chính phủ mua nhiều vaccine hơn mức cần thiết để cung cấp cho người dân, tất nhiên họ bị chỉ trích vì hạn chế khả năng tiếp cận tiêm chủng của các quốc gia khác. Song chắc chắn đối với người Chile, đây là lợi thế", ông nói thêm.

    Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại một sân vận động. Ảnh: AFP


    Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại một sân vận động. Ảnh: AFP


    Chile mở cửa cho các hãng dược đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bao gồm Sinovac, CanSino của Trung Quốc, Johnson & Johnson của Mỹ và AstraZeneca của Anh.

    "Điều này mang lại kinh nghiệm về vaccine của các công ty khác nhau, cũng là lợi thế khi đàm phán mua vào", Katherine Bliss nói.

    Tính đến ngày 1/3, theo Bộ Tài chính, Chile đàm phán thành công 14 triệu liều vaccine với Sinovac (đã nhận được gần 10 triệu liều); 10 triệu liều từ Pfizer (đã nhận khoảng 700.000 liều), 4 triệu liều từ AstraZeneca và 4 triệu liều khác của Johnson & Johnson.

    Chile cũng là thành viên của Covax - sáng kiến phân phối vaccine công bằng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chuẩn bị nhận 7,6 triệu liều vaccine thông qua cơ chế này. Chính phủ đang đàm phán thêm với Viện Gamaleya ở Nga để mua vaccine Sputnik V.

    Chile mua vaccine từ nhiều nguồn, ở khắp mọi nơi, không để bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.

    "Một trong những điều quan trọng nhất là chính trị không bao giờ được cân nhắc đến. Tất cả phụ thuộc vào khoa học, kỹ thuật", Thứ trưởng Paula Daza nói.

    Kinh nghiệm tiêm phòng dày dặn

    Dân số Chile không lớn, nhưng rải rác khắp hơn 4.800 km của đất nước, dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Một số khu vực là nông thôn, vùng sâu vùng xa. Để đưa vaccine đến tay từng người, chính phủ dựa vào kinh nghiệm sâu sắc trước đó.

    Chile có mô hình y tế đan xen giữa công và tư, từng bị chỉ trích vì tạo sự bất bình đẳng. Song mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò xương sống của chiến dịch tiêm chủng Covid-19. Các phòng khám công tồn tại khắp cả nước có thể kết nối nhanh chóng đến những cộng đồng hẻo lánh.

    Chương trình Tiêm chủng Quốc gia có nguồn gốc từ một thế kỷ trước, từ cuối những năm 1800 để chống dịch đậu mùa. Chile đã chích ngừa cúm mùa từ những năm 1980, từng tiêm vaccine khẩn cấp để ứng phó với thiên tai, Magdalena Bastías, đại diện Tổ chức Y tế Liên Mỹ, cho hay.

    Bộ Y tế Chile đã cử nhân viên y tế đến tiêm chủng cho những cư dân không thể đến địa điểm công cộng. Ảnh: AP


    Bộ Y tế Chile đã cử nhân viên y tế đến tiêm chủng cho những cư dân không thể đến địa điểm công cộng. Ảnh: AP


    Cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đó cho phép Chile khởi động tiêm chủng từ những ngày đầu tiên.

    "Sau khi vaccine đến tay, chúng tôi lập tức phân phối cho người dân hiệu quả. Mọi người hiểu và tin tưởng từ những thành công trước đó, điều này cũng cực kỳ quan trọng", Rafael Araos, cố vấn khoa học chống Covid-19 thuộc Bộ Y tế Chile, nhận định.

    Ngoài các phòng khám công cộng, chính phủ lập bốt tiêm chủng lưu động ở trung tâm thương mại, trường đại học, sân bóng,... Cả nước hiện có 1.400 điểm.

    Về cơ bản, Chile đã đạt được mục tiêu ban đầu là tiêm vaccine cho 5 triệu người vào cuối tháng 3. Song đất nước vẫn trong những ngày đầu của chiến dịch. Dù có nhiều hợp đồng mua bán, lượng vaccine chuyển đến chưa đủ cho toàn dân. Quốc gia cũng đang vật lộn kiềm chế đại dịch khi số ca mắc mới khoảng 5.000 mỗi ngày, cao nhất trong nhiều tháng.

    Thục Linh (Theo Vox)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 424
  • 19
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 548
  • 18
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 429
  • 4
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 1K
  • 78
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 589
  • 61
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...
  • 589
  • 61
  • Đăng nhập

    Top