Bác sĩ vừa mổ vừa xoa bóp trái tim đang ngừng đập

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • TP HCMNam bệnh nhân 34 tuổi bị chiếc kéo đâm thủng tim, máu chảy thành vòi, tim ba lần ngừng đập trước khi đưa vào phòng mổ.


    Ban đầu, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện huyện Củ Chi cấp cứu, khuya 17/4. Vết thương quá nặng, người đàn ông ba lần ngưng tim. Ê kíp cấp cứu phải liên tục nhồi tim, hỗ trợ thở, hồi sức tuần hoàn và tim mạch tích cực mới giữ được nhịp tim đập yếu ớt, rồi chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á.

    Trước khi bệnh nhân đến viện, các bác sĩ ở Xuyên Á đã báo động đỏ, chờ sẵn từ cửa phòng Cấp cứu. Chỉ trong ba phút, người đàn ông được đẩy thẳng vào phòng mổ. Lúc này, bệnh nhân đã thở phụ thuộc vào nội khí quản, lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được. Gần giữa ngực anh ta có một vết thương dài khoảng hai cm, sắc gọn do kéo đâm đang rỉ máu sẫm.

    Vết đâm nhỏ giữa ngực nhưng chí mạng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.


    Vết đâm nhỏ giữa ngực nhưng chí mạng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.


    Bác sĩ Trần Thúc Khang, trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, phẫu thuật viên chính cuộc mổ cho biết, vết đâm làm thủng buồng thất phải tim, máu phun mạnh thành vòi. Trong khoang màng tim máu loãng lẫn máu cục chảy tràn lan, đè ép tim. Đây chính là nguyên nhân tim nhiều lần ngưng đập, dù được hồi sức cũng chỉ đập lờ đờ.

    Khi mở màng tim, một phẫu thuật viên phải trực tiếp dùng ngón tay để bít miệng vết thương, cầm máu tạm thời. Trong khi đó một bác sĩ khác thao tác khâu vết thủng lại nhanh chóng. Bệnh nhân được truyền bù máu, dịch và thuốc vận mạch liên tục. Mặc dù vậy, thêm một lần nữa, trái tim rung thất, dọa ngừng đập, các bác sĩ phải dùng tay xoa bóp tim trực tiếp để không "chết" tim.

    May mắn, ngay trước khi đóng ngực, mạch và huyết áp bệnh nhân duy trì được trong giới hạn cho phép. Cuộc mổ xuyên đêm kết thúc khi trời rạng sáng.

    Sau phẫu thuật ba giờ, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu hồi tỉnh. Bác sĩ Khang nhận định, sắp tới sẽ còn nhiều diễn biến sau mổ, nhưng trước mắt bệnh nhân đã được cứu qua cơn thập tử nhất sinh.

    Theo bác sĩ Khang, tổn thương tim có nhiều thể và có tiên lượng khác nhau. Chúng có thể là đụng dập cơ tim, hoặc nặng hơn là thủng hoặc xé rách các buồng tim, xé rách hoặc bung các van tim, thủng các vách trong tim hay tổn thương các động mạch vành.

    Vết thương tim nói chung nếu không xử trí tối cấp cứu, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong do mất máu, chèn ép tim cấp và suy tim. Do đó, khi gặp nạn nhân có vết đâm ở vùng trước tim, có tình trạng mạch nhanh, tụt huyết áp thì nhất thiết phải đưa ngay đến những trung tâm có chuyên khoa về phẫu thuật tim mạch - lồng ngực để giải quyết kịp thời, tránh mất thời gian "vàng", không cứu được người bệnh.

    Thư Anh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top