Ai không được tiêm vaccine Covid-19?

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bộ Y tế phân loại 4 nhóm gồm người đủ điều kiện, người cần thận trọng, người phải trì hoãn và người chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.


    Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm vaccine phòng Covid-19, ngày 18/6, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có thể sẽ được tiếp cận với rất nhiều loại vaccine Covid-19 khác như Pfizer, Sputnik V, Sinopharm... ngoài AstraZeneca như hiện nay.

    Bộ Y tế phân loại thành 4 nhóm được tiêm vaccine như sau:

    - Người đủ điều kiện tiêm: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; Người không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc tá dược trong thành phần của vaccine và người không thuộc 3 nhóm còn lại.

    - Người cần thận trọng: Những trường hợp này cần được khám sàng lọc kỹ và tiêm tại cơ sở y tế đủ năng lực hồi sức cấp cứu. Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định. Người mất tri giác, năng lực hành vi, người trên 65 tuổi, người có tiền sử giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu. Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường về mạch, huyết áp, nhịp thở.

    - Người phải trì hoãn: Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được. Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù... Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị cũng phải trì hoãn hay bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong 6 tháng. Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

    - Người không được tiêm: Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào. Người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.

    Sốc phản vệ độ 2 là mức độ trung bình. Biểu hiện thường gặp như mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

    Ngày 19/6, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, TP HCM triển khai 836.000 liều vaccine của AstraZeneca. Đây là phần vaccine trong số 966.320 liều do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam, được phân bổ phần lớn cho TP HCM tiêm các nhóm ưu tiên diện rộng, trong bối cảnh số ca Covid-19 cộng đồng ở thành phố tăng nhanh liên tục kể từ ngày 18/5.

    Nhân viên y tế khám sức khỏe cho người tiêm vaccine. Ảnh: Quỳnh Trần


    Nhân viên y tế khám sức khỏe cho người tiêm vaccine. Ảnh: Hữu Khoa.


    Thùy An

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top