Trẻ chảy máu mũi, coi chừng u xơ vòm

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bé trai 13 tuổi, quê Tây Ninh, chảy máu mũi trái nhiều lần, mỗi lần trên 30 phút, khó cầm máu, bác sĩ phát hiện khối u xơ vòm.


    Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, ngày 22/12, cho biết sau một tuần can thiệp tắc mạch để chặn đường mạch máu nuôi khối u, bệnh nhi được phẫu thuật nội soi. Ê kíp mổ khoảng 5 giờ, bóc trọn khối u dài khoảng 12 cm, giúp bệnh nhân hết chảy máu mũi.

    "U xơ vòm lành tính nhưng bản chất giống khối u ung thư, với chân bám như càng cua. Nếu mổ không lấy trọn các chân bám thì từ gốc này sẽ hình thành những khối u mới", bác sĩ Như nói.

    Bệnh hay gặp ở nam giới tuổi dậy thì, hiện chưa rõ nguyên nhân, có thể liên quan nội tiết tố.

    Khối u này chứa nhiều mạch máu nên khi chảy máu rất khó cầm. Trước đây các bác sĩ phải mổ mở với nguy cơ biến chứng cao. Nếu không chuẩn bị kỹ, bệnh nhi có thể gặp nguy hiểm do chảy máu ồ ạt. Sau mổ bệnh nhi phải nằm viện dài ngày, tỷ lệ tái phát u khoảng 24%.

    Hơn một năm nay, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 triển khai mổ nội soi, bệnh nhân ít mất máu, giảm nguy cơ biến chứng, giảm thời gian nằm viện, khối u gần như không tái phát. Trước phẫu thuật vài ngày, bác sĩ sẽ can thiệp tắc mạch máu nuôi khối u để hạn chế nguy cơ chảy máu trong mổ.

    Bé trai hết chảy máu mũi sau phẫu thuật. Ảnh: Khanh Trương.


    Bé trai hết chảy máu mũi sau phẫu thuật. Ảnh: Khanh Trương.


    Một số triệu chứng của u xơ vòm mũi họng là nghẹt mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi, ù tai, điếc tai, nhức đầu... Khối u chèn ép dây thần kinh thị giác có thể gây suy giảm thị lực. U ăn mòn vào khoang sọ có thể gây nhìn đôi.

    Theo bác sĩ Như, chảy máu mũi thường chia ba mức độ. Nếu dưới 5 phút, máu tự cầm thì chưa cần lo lắng. Khi máu chảy 5-15 phút mới cầm được, phụ huynh nên cảnh giác. Nếu khoảng 15-30 phút trở lên là mức độ nặng, cần cảnh giác.

    "Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ chảy máu thường cho nằm, khiến máu chảy nhiều, chảy ngược vào trong, không đánh giá được lượng máu mất vì trẻ nuốt vào bụng", bác sĩ Như nói. Đây là sai lầm cần tránh.

    Nên để trẻ ngồi, dùng tay đè cánh mũi, hơi nghiêng đầu về phía trước, giúp giảm áp lực ở mũi để hạn chế chảy máu. Việc ngồi cũng giúp đánh giá lượng máu chảy nhiều hay ít. Thông thường sau khoảng 5 phút máu sẽ tự cầm.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top