Thách thức của Ấn Độ khi xuất khẩu vaccine

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Áp lực tiêm chủng trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vaccine Covid-19 khiến các chuyên gia lo ngại về năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ.


    Vài ngày sau khi bắt đầu "chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới", Ấn Độ đã xuất khẩu vaccine Covid-19 sang các nước láng giềng. Điều này gây ra lo ngại về năng lực sản xuất vaccine của đất nước hơn 1,38 tỷ dân này.

    Sau Bhutan, các lô vaccine đến Maldives, Bangladesh, Nepal, Myanmar và Seychelles trong tuần này. Sri Lanka, Afghanistan và Mauritius cũng đang chờ đợi các quy định cần thiết để nhận vaccine. Theo truyền thông Ấn Độ, một số quốc gia sẽ nhận được vaccine dưới dạng tài trợ hoặc miễn phí.

    Hôm 16/1, Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng "lớn nhất thế giới", theo Thủ tướng Narendra Modi. Chiến dịch sẽ tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người bắt đầu từ các nhân viên y tế có nguy cơ cao vào cuối tháng 7.

    Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Rajawadi ở Mumbai, Ấn Độ ngày 16/1.


    Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Rajawadi ở Mumbai, Ấn Độ ngày 16/1.


    Feng Duojia, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp vaccine Trung Quốc chia sẻ với tờ Global Times hôm 20/1, Ấn Độ cần 600 triệu liều để tiêm chủng trong nước cho 300 triệu người trước tháng 8. Điều này không phải bất khả thi nếu nước này đã xây dựng dây chuyền sản xuất quy mô lớn và bắt đầu sản xuất vào năm 2020.

    "Ấn Độ có khả năng nhất định trong việc phát triển và sản xuất vaccine. Các loại vaccine của quốc gia này được phát triển độc lập hoặc thông qua đại lý chiếm một phần trong thị trường quốc tế", Feng Duojia nói.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia nghi ngờ rằng Ấn Độ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước và thực hiện lời hứa cung cấp vaccine cho phần còn lại của thế giới trong một thời gian ngắn.

    Theo tờ India Today, Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất quốc gia này sẽ cung cấp 200 triệu liều vaccine Covishield cho Liên minh vaccine toàn cầu Gavi trong vài tuần tới.

    Song, Tian Guangqiang, trợ lý nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc chia sẻ "rất khó để Ấn Độ đạt được mục tiêu".

    BBC đưa tin hôm 10/1, Ấn Độ sản xuất 60% lượng vaccine nhưng nêu ra lo ngại về việc liệu Ấn Độ có thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước và thị trường toàn cầu hay không.

    Viện Huyết thanh của Ấn Độ cho biết, họ đã có thể sản xuất từ 60 đến 70 triệu liều vaccine mỗi tháng. Theo BBC, quốc gia này có 50 triệu liều được kiểm tra chất lượng và sẵn sàng tung ra thị trường.

    Một nhà sản xuất khác của Ấn Độ - Bharat Biotech đang đặt mục tiêu sản xuất 200 triệu liều mỗi năm nhưng chỉ có 20 triệu liều Covaxin có sẵn, BBC đưa tin.

    Ngọc An (Theo Global Times)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top