Người Nhật tự tử tăng

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Nhật BảnNghiên cứu của Đại học Hong Kong và Viện Lão khoa Tokyo, cho thấy tỷ lệ tự tử từ tháng 7 đến 10/2020 tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.


    Xu hướng trái ngược với giai đoạn tháng 2 đến tháng 6/2020, tỷ lệ này giảm 14% nhờ các yếu tố như trợ cấp của chính phủ, giảm giờ làm việc và đóng cửa trường học.

    Cơ quan Cảnh sát Quốc gia cho biết trong tháng 10/2020 có 2.153 người tự tử. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Y tế, tính tới 27/11/2020, nước này ghi nhận 2.087 người chết vì Covid-19.

    Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Human Behavior hôm 15/1 cho biết: "Đại dịch có tác động đáng kể đối với tâm lý của trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ, đặc biệt là những người nội trợ". Tỷ lệ tự tử tăng 37% ở phụ nữ, gấp 5 lần so với nam giới.

    Đại dịch kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp mà phụ nữ là nhân lực chính, gây tác động đáng kể lên những người có vai trò trụ cột gia đình. Bên cạnh đó, tình trạng bạo hành tiếp tục gia tăng. Dựa trên dữ liệu của Bộ Y tế từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2020, giới nghiên cứu phát hiện tỷ lệ trẻ em tự tử tăng tới 49% trong làn sóng Covid-19 thứ hai, tương ứng với giai đoạn sau quyết định đóng cửa trường học trên toàn quốc.

    Nhân viên trực đường dây nóng tại trung tâm phòng chống tự tử Tokyo Befrienders, ngày 26/5. Ảnh: Reuters


    Nhân viên trực đường dây nóng tại trung tâm phòng chống tự tử Tokyo Befrienders, ngày 26/5/2020. Ảnh: Reuters


    Tháng 1, Thủ tướng Yoshihide Suga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và ba quận xung quanh nhằm ngăn chặn Covid-19 bùng phát trở lại. Tình trạng khẩn cấp sau đó mở rộng thêm 7 tỉnh nữa, trong đó có Osaka và Kyoto. Hôm 14/1, Taro Kono, Bộ trưởng Cải cách hành chính, cho biết: "Covid-19 rất đáng lo ngại nhưng rất nhiều người đã tự tử vì mất việc làm, mất thu nhập và mất cả hy vọng vào tương lai. Do đó, chúng ta cần cân bằng giữa phòng chống Covid-19 và đảm bảo các hoạt động của nền kinh tế".

    Thực tế, đại dịch và những nỗ lực kiểm soát của chính phủ đã tạo ra tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức khỏe tinh thần của người dân toàn thế giới, trong đó có châu Á.

    Theo Hiệp hội Tâm thần Ấn Độ, các trường hợp mắc bệnh tâm lý ở nước này đã tăng 20% kể từ khi áp đặt lệnh phong tỏa. Một cuộc khảo sát ở Thái Lan cũng cho thấy gần 50% người dân Bangkok bị stress. Tại Singapore, 65% công nhân cho biết cảm thấy căng thẳng trong tháng 4/2020, tăng 5% so với hồi tháng 1/2020, theo Công ty Y tế Cigna của Mỹ.

    Hải Chi (Theo Reuters)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top