Nam thanh niên bị dây kẽm siết cổ tay

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Nam công nhân 29 tuổi ở Trà Vinh vận hành máy cuộn dây kẽm trong ca đêm, bất cẩn bị dây kẽm siết chặt cổ tay, chấn thương nặng.


    Anh kêu cứu, được đồng nghiệp tắt máy, cắt cuộn dây kẽm khỏi cổ tay và đưa đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM rạng sáng 27/2. Anh là công nhân vận hành máy để cuộn tròn các sợi dây kẽm (sợi kẽm như lưới B40) thành một cuộn to.

    Lúc vào viện, cổ tay trái của bệnh nhân lằn một vòng siết chặt. Vùng bàn tay, ngón tay bị tím, thiếu máu nuôi toàn bộ. Bàn tay, ngón tay lạnh, mất chức năng vận động và cảm giác. Bệnh nhân cho biết dây kẽm siết được tháo sau khoảng 90 phút bị cuốn.

    Bàn tay bệnh nhân khi đến bệnh viện cấp cứu. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Bàn tay bệnh nhân khi đến bệnh viện cấp cứu. Ảnh do bệnh viện cung cấp.


    Bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, ngày 2/3, cho biết hình ảnh chụp X-quang trước mổ ghi nhận bệnh nhân bị gãy trật khớp cổ tay trái.

    Bác sĩ Huỳnh Quang Tuyến, Văn Tiến Chương, Khoa Vi phẫu tạo hình, đã mổ cấp cứu cắt lọc, thám sát, xuyên kim khóa cố định khớp cổ tay bằng đinh. Bàn tay bệnh nhân bị dập tắc nhiều bó mạch thần kinh, dập nát gân, cơ. Kíp mổ vi phẫu nối các động mạch, giải ép các thần kinh, các lọc gân - cơ duỗi...

    Hiện, bàn tay bệnh nhân hồng ấm, có cảm giác một phần, cử động nhẹ, gấp nhẹ được các ngón, vết thương không ghi nhận dấu hiệu nhiễm trùng.

    Theo bác sĩ Khánh, đây là một trường hợp rất hiếm và hy hữu. Bệnh viện đôi khi gặp một số trường hợp bị siết, ép mạch máu ngón tay do đeo nhẫn, do bulong, bị dây kẽm siết một vài ngón. Trường hợp bị dây siết ở vùng cổ tay như thế này rất ít gặp.

    "May mắn bệnh nhân được các đồng nghiệp cắt bỏ dây kẽm trong vòng hai giờ đầu và đến bệnh viện khá sớm", bác sĩ Khánh phân tích. Tình trạng hiện tại cho thấy khả năng bàn tay, ngón tay của bệnh nhân đã được cứu sống.

    Bệnh nhân tiếp tục được dùng kháng sinh mạnh chống nhiễm trùng, sau đó sẽ khâu da, ghép da bổ sung. Khi bàn tay ổn định, không nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ khâu phục hồi gân duỗi.

    Bác sĩ khuyến cáo tai nạn lao động thường xảy ra khi bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, làm ca đêm. Chỉ cần một phút bất cẩn có thể gây những thương tổn, tàn phế, di chứng nặng nề.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top