Mất cảm giác sợ hãi sau phẫu thuật não

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • MỹBệnh nhân 32 tuổi, ở New York, không còn sợ bất cứ điều gì sau khi phẫu thuật cắt bỏ hạch hạnh nhân bên não phải.


    Người bệnh nói trên, anh Jody Smith, từng phải chịu đựng những cơn hoảng loạn ngắn, xảy ra nhiều lần trong ngày. Anh thường bất tỉnh đột ngột và không nhớ gì về sự việc vừa xảy ra. Sau khi thăm khám bác sĩ, anh được chẩn đoán mắc bệnh động kinh. Smith mất hai năm để điều trị chứng động kinh bằng thuốc, nhưng vô ích. Phẫu thuật não là hy vọng cuối cùng của anh.

    Trước khi tiến hành ca phẫu thuật, các bác sĩ đã cấy các thiết bị thăm dò vào bên trong não của Smith để xác định vị trí các cơn động kinh khởi phát. Sau đó, Smith được hướng dẫn để "cố tình" tạo ra cơn động kinh, giúp các bác sĩ thể xác định chính xác vùng não cần loại bỏ.

    Smith cho biết anh đã tìm cách "tự hành hạ" bản thân như mở nhạc lớn và không ngủ để kích hoạt phản ứng động kinh. Có lúc bác sĩ còn khuyến khích anh uống bia để đẩy nhanh quá trình này.

    Sau một tuần, các bác sĩ đã tìm ra mục tiêu của họ. Đó là nửa trước thùy thái dương phải, hạch hạnh nhân bên phải và hồi hải mã (vùng não giúp cải thiện khả năng ghi nhớ) bên phải của Smith.

    Ba ngày sau ca phẫu thuật, Smith được xuất viện. Trong thời gian hồi phục, anh nhận thấy ca mổ khiến anh gặp vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Hơn cả, nó còn khiến anh không thể cảm thấy sợ hãi.

    "Mọi người có nỗi sợ như sợ phụ nữ hoặc sợ thất bại. Ở đây, tôi muốn nói về nỗi sợ khi phải đối mặt với cái chết hoặc chấn thương. Trong tình huống này, cảm giác sợ hãi của tôi đã mất đi", Smith nói.

    Jody Smith - bệnh nhân không còn cảm giác sợ hãi sau ca phẫu thuật não. Ảnh: Vice


    Jody Smith - bệnh nhân không còn cảm giác sợ hãi sau ca phẫu thuật não. Ảnh: Vice


    Anh kể lại một số trải nghiệm cho thấy ca phẫu thuật đã ảnh hưởng đến hành vi của anh. Khi đi bộ qua Newark, New Jersey, Smith chạm trán một nhóm cướp. Thay vì tránh xa những tên tội phạm, anh đã bình tĩnh đối diện và đi qua họ. Hành động táo bạo giúp anh bình an vô sự.

    Lần khác, Smith bị một con nhện cắn, nhưng anh không hoảng loạn. Là một người thích đi bộ đường dài, anh phát hiện rằng nỗi sợ cũng biến mất khi anh đứng gần những vách đá dựng đứng.

    Smith có vẻ hài lòng với cảm giác mới của mình. Dù vẫn gặp các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung, anh cho biết cuộc sống trở nên tốt hơn khi "không còn cảm giác sợ hãi". Smith giải thích rằng anh có thể giữ cái đầu lạnh để phân tích kỹ các tình huống thay vì bị cảm xúc chi phối.

    Trong khi các chuyên gia y tế cho rằng việc mất đi cảm giác sợ hãi là một tác dụng phụ không mong muốn, họ không bất ngờ về cách nhìn mới của Smith. Theo tiến sĩ Sanne van Rooij, trợ lý giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Emory, phản ứng của Smith giống với các trường hợp khác từng trải qua phẫu thuật tương tự.

    Mai Dung (Theo RT, Vice)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top