Liên thông bảo hiểm y tế, bệnh nhân đổ về TP HCM

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bệnh nhân ở các tỉnh đến TP HCM nội trú trái tuyến hưởng bảo hiểm y tế tăng 26%, sau ba tháng thông tuyến bảo hiểm.


    Bệnh nhân ở thành phố đến điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện hưởng bảo hiểm y tế cũng tăng 20%, theo sơ kết của Sở Y tế TP HCM, ngày 6/4. Quy định liên thông khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tác động đến việc khám, chữa tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương trên địa bàn thành phố.

    Theo Luật Bảo hiểm Y tế, từ ngày 1/1, bệnh nhân điều trị trái tuyến tại các bệnh viện tỉnh được chi trả 100% chi phí nội trú, thay vì 60% như trước. Quy định này chỉ áp dụng với bệnh nhân nhập viện, không áp dụng với điều trị ngoại trú; chỉ áp dụng với bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và thành phố.

    Với bệnh viện tuyến trung ương như Chợ Rẫy, Quân y 175, Răng Hàm Mặt Trung ương, Thống Nhất, người có thẻ bảo hiểm tự đến khám chữa sẽ được thanh toán 40% chi phí nội trú, không thay đổi so với hiện hành. Người có thẻ bảo hiểm kèm giấy chuyển tuyến hoặc cấp cứu vẫn được thanh toán 100%.

    Đây là lý do khiến bệnh nhân các tỉnh đổ về TP HCM điều trị trái tuyến tăng cao. Ba tháng đầu năm, tình hình khám, chữa bệnh tại các bệnh viện thành phố còn chịu tác động của Covid-19. Tính tổng các bệnh viện trên địa bàn, số lượt khám ngoại trú tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ tính trong phạm vi các bệnh viện thành phố, quận, huyện (không tính các bệnh viện bộ, ngành) thì số lượt khám ngoại trú giảm 0,7% so với cùng kỳ.

    Sở Y tế nhận định, dữ liệu khám, chữa bệnh cho thấy xu thế người bệnh tham gia bảo hiểm y tế cư ngụ tại thành phố và các tỉnh khu vực phía Nam đến thẳng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của TP HCM để điều trị nội trú. Đây là tất yếu do được bảo hiểm y tế thanh toán 100% theo quy định mới.

    Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện xây dựng tiêu chí nhập viện rõ ràng, chi tiêu hợp lý trong sử dụng thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thời gian nằm viện... nhằm đảm bảo cân đối thu chi trong hoạt động của bệnh viện. Hoạt động cải tiến chuỗi cung ứng thuốc, vật tư, công tác giám sát, đánh giá sự tuân thủ phác đồ điều trị, chi phí điều trị hợp lý... sẽ càng có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

    Năm 2021, quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của thành phố được giao dự toán hơn 20 nghìn tỷ đồng. Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội sẽ theo dõi biến động số lượng bệnh nhân trái tuyến để kịp thời điều phối nguồn lực.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top