Khó xác định các F trong cụm dịch TP HCM

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Chuyên gia đánh giá Covid-19 lan ra cộng đồng khiến việc xác định các F khó chính xác, dẫn đến tình huống F1 âm tính mà F2 lại dương tính với virus.


    Trong cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch thành phố sáng 8/2, các chuyên gia nhận định tình hình "phức tạp". Ông Phan Trọng Lân, giám đốc Viện Pasteur TP HCM cho biết khi phát hiện, phần lớn các ca không có triệu chứng. Đã có tình huống F1 âm tính mà F2 dương tính, cho thấy virus đã đi rất xa, rất khó phát hiện.

    Theo Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) về mặt lý thuyết rất hiếm xảy ra trường hợp F1 âm tính mà F2 dương tính. Không ngoại trừ khả năng một người có thể là F2 của người này nhưng lại là F1 của một người khác hoặc chính họ là F0. Các bệnh nhân có thể đã có bệnh nhưng không có triệu chứng nên khó phát hiện. Ngoài ra, cũng có khả năng do sai sót trong kết quả xét nghiệm.

    "F0 mất dấu tiếp xúc với nhiều người trong cộng đồng, cộng với biến thể nCoV mới có khả năng lây lan nhanh hơn khiến việc xác định các F không chính xác, không biết ai lây cho ai", bác sĩ Hùng nói.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết: Ở tình huống F1 âm tính mà F2 dương tính, F2 đó có thể là F0 mà chưa được phát hiện ra. Hiện tại nCoV đã lây lan ra cộng đồng nên không biết rõ ai là người nhiễm trước ai. Do đó cần phải truy vết khoanh vùng xa hơn, rộng hơn.

    Nhân viên y tế quận Gò Vấp phun thuốc khử trùng và lấy mẫu xét nghiệm tại chung cư Felix Home, sáng 8/2. Ảnh:Đình Văn.


    Nhân viên y tế quận Gò Vấp phun thuốc khử trùng và lấy mẫu xét nghiệm tại chung cư Felix Home, sáng 8/2. Ảnh:Đình Văn.


    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chỉ ra rằng tại TP HCM có những trường hợp có thể đã nhiễm nhưng không phát hiện được.

    "Điều lo lắng nhất là dịch đã trải qua các chu kỳ lây nhiễm nhưng chúng ta chưa bắt được điểm đầu của chuỗi lây. Nguy cơ lây nhiễm quá phức tạp", Bộ trưởng Long nói.

    Bộ Y tế chiều 8/2 ghi nhận 45 ca lây nhiễm cộng đồng, gồm 3 tại Quảng Ninh, 3 Hà Nội, 2 Gia Lai, 12 ở Hải Dương và 25 ở TP HCM. Các bệnh nhân tại TP HCM từ số 2014-2038, là các ca có tiếp xúc với các bệnh nhân trước đó được ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất, thông tin dịch tễ đang điều tra bổ sung. Hiện tại TP HCM phong tỏa 7 khu vực liên quan đến các ca Covid-19.

    Họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về phòng chống Covid-19, Thủ tướng đồng ý đề xuất của Bộ Y tế và giao TP HCM quyết định giãn cách một số khu vực xuất hiện dịch theo Chỉ thị 16 để sớm kiểm soát.

    HCDC khuyến cáo người dân thành phố cần bình tĩnh, tiếp cận các thông tin chính thức từ ngành y tế để ứng phó theo hướng dẫn. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo 5K. Chủ động khai báo y tế khi biết mình thuộc nhóm nguy cơ. Hợp tác với ngành y tế khi nằm trong phạm vi phong tỏa.

    Lê Cầm

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top