Hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • TP HCMNgười đàn ông 54 tuổi, nghĩ bị nhân viên bảo hiểm tiêm ấu trùng vào cơ thể ông nên châm thuốc lá đang cháy lên da, lấy nhíp gắp gây vết loét trên mặt, tay.


    Ông từng chấn thương vùng lưng khi đang làm việc. Ông nghĩ rằng hơn một năm qua, nhân viên bảo hiểm nửa đêm thường lẻn vào nhà tiêm ấu trùng cho ông, vì ông đang nhận tiền bồi thường bảo hiểm.

    Đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM mới đây, bệnh nhân kể chuyện này với bác sĩ Nguyễn Trúc Quỳnh, cho rằng những ấu trùng này sẽ lớn lên, trở thành ruồi bay đi. Bệnh nhân than phiền gắp ấu trùng khiến da tổn thương. Trên mặt ông có nhiều vết sẹo, vết loét. Ở mu bàn tay, nhiều sang thương đã đóng mài.

    Một bệnh nhân khác cũng đến Bệnh viện Da liễu TP HCM khám vì vài tháng nay cảm thấy ngứa, nổi đỏ ở người. Anh điều trị giun sán tại một bệnh viện không bớt. Cho rằng có con gì đó trong người, bò trên da, nên lúc nào anh cũng cầm nhíp để gắp ra.

    "Đây là hai trường hợp hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng", bác sĩ Quỳnh nói. Bác sĩ kê thuốc chống loạn thần, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và chuyển đến trung tâm điều trị tâm thần.

    Bệnh nhân hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng, dùng nhíp gắp ra khiến da tổn thương. Ảnh do bác sĩ cung cấp.


    Bệnh nhân hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng, dùng nhíp gắp ra khiến da tổn thương. Ảnh do bác sĩ cung cấp.


    Theo bác sĩ Quỳnh, những bệnh nhân này tin rằng bị nhiễm ký sinh trùng, mặc dù các xét nghiệm hoàn toàn không phát hiện. Thường bệnh nhân sẽ mô tả chủ quan về ký sinh trùng đang bò hoặc đào hang vào da, ẩn nấu dưới bề mặt da. Bệnh nhân đôi khi đem theo những mẫu vật hoặc hộp diêm, là những thứ họ tin rằng chứa ký sinh trùng để làm bằng chứng khi gặp bác sĩ.

    Bác sĩ Quỳnh phân tích, một số rối loạn tâm thần nguyên phát có biểu hiện triệu chứng da thứ phát, tức không có bệnh lý da nào, thay vào đó là do các rối loạn tâm thần gây ra. Những bệnh nhân này thường đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ da liễu. Nhiều người không cho rằng mình mắc bệnh tâm thần, thậm chí buông lời xúc phạm nếu bác sĩ khuyên đi khám tâm thần.

    Hoang tưởng ký sinh trùng có thể xảy ra kể cả khi rối loạn hoang tưởng nguyên phát hoặc rối loạn tâm thần thứ phát như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ hoặc trầm cảm nặng. Rối loạn hoang tưởng thứ phát có thể liên quan đến các rối loạn bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, HIV, bệnh ác tính, thiếu chất vitamin B12, B3 và folate.

    "Những bệnh nhân này đòi hỏi phải có các phương pháp điều trị khá phức tạp, không chỉ giải quyết các triệu chứng da mà còn các yếu tố tâm lý và xã hội", bác sĩ Quỳnh chia sẻ. Bác sĩ phải thiết lập liệu pháp trị liệu cởi mở, lắng nghe, trao đổi một cách thích hợp, đảm bảo các triệu chứng của bệnh nhân không bị bỏ sót.

    Ở những bệnh nhân có rối loạn tâm thần nguyên phát, các phương pháp điều trị ngoài da xem như thất bại, không giải quyết được tình trạng da. Điều trị kéo dài có thể không đạt hiệu quả nếu vấn đề căn bản không được phát hiện và giải quyết thích hợp.

    Nếu bệnh nhân không hợp tác sang khám tâm thần, bác sĩ da liễu là người kê toa thuốc loạn thần, giúp bệnh nhân ổn định trong vài tuần, sau đó tư vấn một lần nữa rồi chuyển sang tâm thần.

    Theo bác sĩ Quỳnh, da và não có nguồn gốc phôi thai từ cấu trúc ngoại bì giống nhau và được điều hòa bởi nhiều chất thần kinh và hormone giống nhau. Nhiều bệnh nhân da liễu được điều trị một cách hiệu quả bằng cách cân nhắc xem xét đến các yếu tố tâm lý. Nhiều rối loạn tâm thần được tìm thấy là có liên quan đến các rối loạn da và ngược lại.

    Vì sự tương tác hai chiều giữa da và tâm thần, nên rất khó để phân biệt vấn đề chính nằm ở da hay tâm thần. Hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ miễn dịch tương tác trong các rối loạn da có liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lý - xã hội và có thể giải thích mối quan hệ phức tạp giữa da và các rối loạn tâm thần.

    Trên thế giới, nhiều phòng khám da - tâm thần thành lập nhằm giải quyết các yếu tố tâm lý - xã hội liên quan các rối loạn da, phát hiện và cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng suy nhược cơ thể, kiểm soát các triệu chứng tâm thần như lo âu, trầm cảm, hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top