Giải mỏi mệt, stress bằng liệu pháp ngâm chân

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Ngâm chân nước ấm sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo kích thích, làm hưng phấn rễ thần kinh, tăng cường trí nhớ, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ.


    Theo bác sĩ Đỗ Nam Khánh, chuyên gia sức khỏe của Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, ngâm chân là biện pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều trị một số chứng bệnh thông qua dùng nước nóng hoặc nước thuốc. Khi kết hợp ngâm chân với một số loại thảo dược, các vị thuốc này sẽ tác dụng tới cơ thể thông qua huyệt đạo và hệ thống kinh lạc, từ đó hồi phục sức khỏe mà không cần uống thuốc.

    Theo bác sĩ Khánh, cách ngâm chân đơn giản nhất được thực hiện với gừng tươi, muối hạt, nước nóng. Mọi người rửa sạch một củ gừng, để vỏ rồi giã nhuyễn, thả vào chậu ngâm chân cùng 2-3 thìa muối và pha nước nóng, nước lạnh theo tỷ lệ thích hợp sao cho nhiệt độ nước 40-43 độ C và nước ngâm ngập đến mắt cá chân. Sau đó, mọi người rửa sạch hai bàn chân và cho vào ngâm, cách 5 phút thêm nước nóng vào chậu, đảm bảo nhiệt độ nước ngâm chân luôn đạt 40-43 độ C. Ngâm khoảng 20-30 phút, nên dừng không ngâm nữa khi thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng, lấy khăn khô, sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân và đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà.

    Bác sĩ Khánh lưu ý ngâm chân là liệu pháp chăm sóc và phục hồi sức khỏe đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi mọi người kiên trì, thực hiện thường xuyên để đem lại hiệu quả bền vững.

    Bác sĩ cũng lưu ý, thời gian ngâm chân tối đa chỉ khoảng 30 phút. Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút trừ những trường hợp có ý kiến của thầy thuốc. Những người có bàn chân lạnh, phụ nữ trung, cao tuổi hoặc người giai đoạn ở cữ sau sinh không kiêng nước khiến chân lạnh, tê, nên sử dụng thêm các loại muối khoáng thảo dược để làm tăng hiệu quả điều trị nhờ ngâm chân.

    Ngâm chân với muối hạt và gừng. Ảnh: benhviemkhoponline.


    Ngâm chân với muối hạt và gừng. Ảnh: benhviemkhoponline.


    Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân chỉ nên ngâm nước ấm không quá 39 độ C, không cho gừng và muối. Người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày, dừng ngâm chân khi huyết áp có xu hướng tăng và tư vấn với bác sĩ. Người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ kỹ lưỡng để có cách chăm sóc bàn chân phù hợp.

    Nhiệt độ nước chỉ 40-43 độ C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên để tránh gây bỏng. Nên sử dụng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân để phán đoán. Chậu sử dụng để ngâm chân nên làm bằng gỗ hoặc nhựa tiêu chuẩn. Có thể sử dụng loại bồn ngâm chân chuyên dụng để tiện lợi và hiệu quả hơn. Nên lau khô mồ hôi sau khi ngâm chân xong, không nên tắm và nên tắm xong mới ngâm chân và không được đi chân trần xuống nền nhà sau khi ngâm.

    Không nên ngâm chân trong vòng một giờ sau khi ăn do lúc này máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Nếu ngâm chân sau khi ăn, máu xuống chân nhiều gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

    Khi ngâm chân, mọi người cần lắng nghe và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt, nên dừng ngâm ngay và hỏi ý kiến thầy thuốc.

    Chi Lê

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top