Em bé tử vong do ngộ độc sắn

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Lào CaiBé 3 tuổi sau khi ăn sắn (khoai mì) cao sản thì buồn nôn, khó thở, rối loạn thần kinh, tử vong trên đường đến viện.


    Theo Sở Y tế Lào Cai, ngày 13/1, ngoài em bé tử vong, còn một bé 2 tuổi đang được điều trị tại viện. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm Quốc gia, các bé bị ngộ độc độc tố axit cyanhidric có trong sắn cao sản.

    Sắn cao sản gây ngộ độc. Ảnh: Moderng Hana


    Sắn cao sản. Ảnh: Moderng Hana


    Sắn cao sản được trồng để sử dụng trong công nghiệp chế biến bột ngọt, mì ăn liền, glucose, phụ gia, dược phẩm, rượu. Sắn cao sản có cọng lá dày màu xanh ánh vàng, đọt lá màu tím, đặc biệt củ nhỏ, tròn, dài, có vỏ lụa màu trắng.

    Sắn cao sản chứa độc tố axit cyanhidric cao hơn các loại sắn khác. Độc tố này có nhiều trong vỏ, ruột, lá sắn, làm ức chế khả năng sử dụng ôxy của tế bào, gây suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch, gấp mấy chục lần sắn thường. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

    Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau ăn. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, rối loạn thần kinh như váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, run, co giật..., có trường hợp sốt, ho.

    Sở Y tế Lào Cai cho biết người dân trồng sắn cao sản để bán cho các xưởng chế biến thành tinh bột, xuất khẩu sang Trung Quốc, hiện vào vụ thu hoạch chính. Để phòng chống ngộ độc sắn cao sản, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo người dân không nên sử dụng sắn cao sản để chế biến thành thực phẩm.

    Đối với các loại sắn thông thường khác, cần chế biến ngay khi thu hoạch, nếu chế biến không kịp thì phải vùi xuống đất. Trước khi chế biến, cần lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc, mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt, nếu có vị đắng không nên ăn. Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường để trung hòa chất độc. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối, nếu ngộ độc nạn nhân đang ngủ khó phát hiện.

    Khi bị ngộ độc sắn, trước hết cần gây nôn cho bệnh nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top