Đột quỵ sau khi tắm đêm

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Hà NộiTắm xong lúc 22h, người phụ nữ 27 tuổi ở Vĩnh Phúc, chợt đau đầu dữ dội, nằm vật ra giường, tay ôm đầu.


    Người chồng đưa chị vào bệnh viện huyện, sau đó chuyển đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cấp cứu. Bệnh nhân không bị liệt người, vẫn nhận biết được xung quanh, song cơn đau đầu ngày một dữ dội hơn.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, chỉ định chụp MRI, kết quả bệnh nhân bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não, chảy máu dưới nhện. Bệnh nhân được các bác sĩ nút khối dị dạng mạch thành công, ngày 16/12 qua cơn nguy kịch.

    Bác sĩ cho biết bệnh nhân may mắn chưa bị vỡ mạch máu não. Nếu vỡ, máu tràn ra, tình trạng nguy cấp có thể dẫn tới liệt, hôn mê, tử vong.

    Điều dưỡng thăm khám cho bệnh nhân, ngày 14/12. Ảnh: Thúy Quỳnh


    Điều dưỡng thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Thúy Quỳnh


    Bác sĩ Tuyến cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi, trong đó, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cháy máu não. Dị dạng mạch máu não có thể bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành.

    "Bệnh nhân này bị dị dạng mạch máu não bẩm sinh, tắm đêm là cơ hội để phát bệnh", bác sĩ nói. Khi tắm đêm, huyết áp thay đổi đột ngột, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Cùng với đó, khi tắm, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch.

    Bác sĩ cho biết trời lạnh cũng là một trong các yếu tố cơ hội gây đột quỵ. Thời tiết lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Nhiều người trời lạnh thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, một số yếu tố cơ hội khác như căng thẳng, tai nạn giao thông, dẫn đến vỡ mạch máu não.

    Trước khi vỡ mạch máu, bệnh nhân thường có triệu chứng đau đầu, điều trị không khỏi. Trường hợp dị dạng lớn gây chèn ép não thì người bệnh có thể bị bại liệt tay chân. Khi vỡ mạch máu, các triệu chứng đau đầu dữ dội, huyết áp tăng, nôn, liệt nửa người, loạn ngôn hoặc không nói được, nhiều trường hợp ý thức bình thường hoặc mơ màng, bị hôn mê...

    Có hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não. Nếu phát hiện dị dạng mạch, các bác sĩ có thể điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ. Hiện phần lớn bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, phát hiện khi dị dạng mạch đã vỡ, điều trị khó khăn, nếu không cấp cứu kịp thời gây nguy hiểm tính mạng.

    Để tránh biến cố đe dọa tính mạng, bác sĩ khuyên không chỉ người cao tuổi cần chụp kiểm tra mạch máu não mà người trẻ cũng nên chụp tầm soát, tối thiểu một lần trong những năm tháng tuổi trẻ.

    Thúy Quỳnh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top