Ký quyết định đưa bản án tranh chấp của Phan Quý - Lê Dư ra xử dù anh ở đợ Lê Dư khiếu nại đòi thay đổi thẩm phán Đỗ Khắc Tuấn vì cho rằng có "quan hệ" với Phan Quý. Rồi cũng chính tay ký kháng nghị chính bản án ấy khi dư luận phản đối dữ dội. Một Chánh án như vậy, tài “lật bánh tráng” có giỏi như cầm búa tại toà?
Theo đó, chiều 24/7, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử Giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ 'đương sự định nhảy lầu'.
Quyết định Giám đốc thẩm vào phút cuối đã vực dậy chút niềm tin của người dân vốn đang hao hụt đối với ngành tòa án - nhất là sau phán quyết của "Hội đồng dao thớt" vụ Bưu điện Cầu Voi.
Nhiều tờ báo khen ngợi sự dũng cảm của Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong - khi ngày 13/7, ông Phong có công văn kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của chính HĐXX TAND TP.HCM, với nội dung: tòa án cấp phúc thẩm xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng không có tài liệu thể hiện tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã, phường là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tòa án cấp phúc thẩm mặc dù không giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, nhưng lại lại giải quyết hậu quả của hợp đồng là có mâu thuẫn.
Từ đó, Chánh án TAND TP.HCM kiến nghị TAND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị giám đốc thẩm bản án này.
Chánh án Phong, được người đời khen ngợi.
Nhưng sự thật quá phũ phàng.
Vụ án này, phiên phúc thẩm do thẩm phán Đỗ Khắc Tuấn xét xử. Ở TPHCM, Tòa và Viện ai cũng nắm rõ ông Khắc Tuấn và nguyên đơn Phan Quý là “cặp đôi song sát” khi các vụ án đem ra xét xử trước đây ông Tuấn ngồi xử còn ông Quý giữ quyền công tố.
Chánh án Phong, không thể không biết.
Không chỉ quan hệ mật thiết trong công việc, mà suốt 20 năm ở đợ cho nhà Phan Quý, kẻ tôi tớ - nạn nhân Lê Dư, còn biết cặp đôi Quý - Tuấn làm ăn chung với nhau. Chính vì vậy, anh đã lo sợ khi vụ án do ông Quý là nguyên đơn thì ông Tuấn ngồi xử. Nạn nhân Lê Dư đã từng quỳ lạy vợ chồng Phan Quý cho anh con đường sống, nhưng ông Quý không cho và dùng tòa để xử nạn nhân. Anh Dư đã làm đơn cầu xin ông Chánh án Lê Thanh Phong thay đổi thẩm phán.
Ông Lê Thanh Phong tự tay ký quyết định bác đơn anh Dư, cho Đỗ Khắc Tuấn tiếp tục xét xử.
Dĩ nhiên, thẩm phán Tuấn đã không bỏ qua cơ hội ngàn vàng để xử cho bạn Phan Quý của mình giành được nhà cửa đã bán cho "đầy tớ" Lê Dư.
Ngay sau lời tuyên án táng tận lương tâm của thẩm phán Tuấn, vợ nạn nhân Lê Dư đã nhảy lầu tự sát. Chị may mắn được một phóng viên kịp túm lấy cái chân - nếu không hôm nay đã mồ yên mả đẹp, và cặp đôi Tuấn - Quý có thể đang nhấm nháp rượu Tây bên nhau để cùng làm ăn.
Nếu Chánh án Lê Thanh Phong im lặng sau bản án, có lẽ sẽ hợp lý hơn với những gì đã diễn ra trước đó.
Nhưng không, ông Chánh án đã tranh thủ dư luận để ra công văn kiến nghị kháng nghị - như một người có lương tâm.
Điều này chỉ càng làm rõ thêm sự lật lọng, trở như bánh tráng của người cầm cân công lý.
#baosach
#phanquy #chanhan #lethanhphong
#tandtphcm #oansai
Theo đó, chiều 24/7, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử Giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ 'đương sự định nhảy lầu'.


Quyết định Giám đốc thẩm vào phút cuối đã vực dậy chút niềm tin của người dân vốn đang hao hụt đối với ngành tòa án - nhất là sau phán quyết của "Hội đồng dao thớt" vụ Bưu điện Cầu Voi.
Nhiều tờ báo khen ngợi sự dũng cảm của Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong - khi ngày 13/7, ông Phong có công văn kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của chính HĐXX TAND TP.HCM, với nội dung: tòa án cấp phúc thẩm xác định quan hệ tranh chấp là tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng không có tài liệu thể hiện tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã, phường là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tòa án cấp phúc thẩm mặc dù không giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, nhưng lại lại giải quyết hậu quả của hợp đồng là có mâu thuẫn.
Từ đó, Chánh án TAND TP.HCM kiến nghị TAND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị giám đốc thẩm bản án này.
Chánh án Phong, được người đời khen ngợi.
Nhưng sự thật quá phũ phàng.
Vụ án này, phiên phúc thẩm do thẩm phán Đỗ Khắc Tuấn xét xử. Ở TPHCM, Tòa và Viện ai cũng nắm rõ ông Khắc Tuấn và nguyên đơn Phan Quý là “cặp đôi song sát” khi các vụ án đem ra xét xử trước đây ông Tuấn ngồi xử còn ông Quý giữ quyền công tố.
Chánh án Phong, không thể không biết.
Không chỉ quan hệ mật thiết trong công việc, mà suốt 20 năm ở đợ cho nhà Phan Quý, kẻ tôi tớ - nạn nhân Lê Dư, còn biết cặp đôi Quý - Tuấn làm ăn chung với nhau. Chính vì vậy, anh đã lo sợ khi vụ án do ông Quý là nguyên đơn thì ông Tuấn ngồi xử. Nạn nhân Lê Dư đã từng quỳ lạy vợ chồng Phan Quý cho anh con đường sống, nhưng ông Quý không cho và dùng tòa để xử nạn nhân. Anh Dư đã làm đơn cầu xin ông Chánh án Lê Thanh Phong thay đổi thẩm phán.
Ông Lê Thanh Phong tự tay ký quyết định bác đơn anh Dư, cho Đỗ Khắc Tuấn tiếp tục xét xử.
Dĩ nhiên, thẩm phán Tuấn đã không bỏ qua cơ hội ngàn vàng để xử cho bạn Phan Quý của mình giành được nhà cửa đã bán cho "đầy tớ" Lê Dư.
Ngay sau lời tuyên án táng tận lương tâm của thẩm phán Tuấn, vợ nạn nhân Lê Dư đã nhảy lầu tự sát. Chị may mắn được một phóng viên kịp túm lấy cái chân - nếu không hôm nay đã mồ yên mả đẹp, và cặp đôi Tuấn - Quý có thể đang nhấm nháp rượu Tây bên nhau để cùng làm ăn.
Nếu Chánh án Lê Thanh Phong im lặng sau bản án, có lẽ sẽ hợp lý hơn với những gì đã diễn ra trước đó.
Nhưng không, ông Chánh án đã tranh thủ dư luận để ra công văn kiến nghị kháng nghị - như một người có lương tâm.
Điều này chỉ càng làm rõ thêm sự lật lọng, trở như bánh tráng của người cầm cân công lý.
#baosach
#phanquy #chanhan #lethanhphong
#tandtphcm #oansai