Cần làm gì khi trẻ đi học lại?

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh chuẩn bị tâm lý và hướng dẫn trẻ tự phòng bệnh bằng đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách ở trường.


    Ngày 2/3, hơn 2,2 triệu học sinh Hà Nội sẽ trở lại trường học sau một tháng dừng học tập trung để phòng Covid-19 và nghỉ Tết Tân Sửu. Ngày 1/2 học sinh tại TP HCM và nhiều tỉnh thành khác đã đến trường.

    Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo giúp các phụ huynh và người thân trong gia đình chuẩn bị đầy đủ trước khi trẻ trở lại trường trong thời gian có dịch.

    Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

    Việc học online ở nhà, thời gian nghỉ Tết kéo dài có thể khiến cho các em mất tập trung trong việc học hành, khó quay lại học tập một cách tốt nhất. Bố mẹ cần trò chuyện với con, cùng con lập thời gian biểu sinh hoạt, sắp xếp sách vở và kế hoạch học tập.

    Trường hợp trẻ quấy khóc, không chịu quay lại trường lớp, hãy giúp con tìm lại hứng khởi từ những câu chuyện vui ở trường học, về những kiến thức hay và cả những người bạn thân của con ở trường.

    Trang bị kỹ năng cần thiết cho trẻ

    Bố mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch bệnh: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

    Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn virus lây lan. Sử dụng khẩu trang có độ dày nhất định để vừa giúp trẻ dễ thở, vừa có khả năng bảo vệ tốt.

    Dặn trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn hoặc chạm vào thức ăn, sau khi đi chơi ở bên ngoài, sau khi hắt hơi hoặc ho, sau khi đi vệ sinh... bằng xà phòng. Trang bị những lọ rửa tay khô để trong balo cho trẻ. Hạn chế tập trung ở những nơi đông người, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.

    Chuẩn bị cho trẻ bình đựng nước, khăn mặt, khăn tay riêng để sử dụng nếu lớp học không có vật dụng riêng cho từng trẻ. Cần dạy trẻ không chia sẻ đồ dùng và ăn uống cùng bạn bè.

    Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

    Trẻ nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng như trái cây, rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa... đủ 4 nhóm (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng). Ăn chín uống sôi.

    Không nên cho trẻ dùng nhiều các loại thực phẩm như nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh... Uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ trước 10h tối. Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi đến trường.

    Dạy trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, nhảy cao, đá bóng... Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại hay ngồi nhiều.

    Kết nối với nhà trường để trẻ đi học trở lại tốt nhất

    Để trẻ có một kỳ học an toàn và khỏe mạnh, các gia đình cần thường xuyên kết nối với nhà trường, giáo viên để có những thông tin kịp thời nhất. Thường xuyên cập nhật sức khỏe của trẻ, gia đình và giáo viên, các bạn học khác của trẻ.

    Làm việc với nhà trường để trẻ có đủ nước ấm, vật dụng riêng như cốc, khăn tay, khăn mặt... hoặc có trang bị đầy đủ nước rửa tay, dung dịch khử khuẩn, đảm bảo vệ sinh, thông thoáng khí trong lớp, trường học.

    Đặc biệt, trước khi đi học, gia đình cần kiểm tra thân nhiệt của con. Nếu con trẻ có biểu hiện của ốm, sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin cho nhà trường được biết và liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ.

    Bộ Y tế hướng dẫn học sinh phòng nCoV ở trường


    Những việc học sinh cần làm ở trường học. Video: Bộ Y tế


    Thùy An

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 70K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top