Bệnh viện hạn chế chuyển tuyến

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Sở Y tế TP HCM yêu cầu các bệnh viện hạn chế chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân tới tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt quá năng lực, để ngừa Covid-19.


    Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng đề nghị các bệnh viện phải thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối việc chuyển người bệnh đến trước khi chuyển tuyến, trong công văn gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, ngày 8/5.

    Sở Y tế TP HCM cũng yêu cầu các bệnh viện khẩn cấp thực hiện "bốn tại chỗ", trong bối cảnh nhiều bệnh viện cả nước bị cách ly y tế do Covid-19 những ngày qua. Trong đó, các viện mở rộng cơ sở điều trị tại chỗ, huy động nguồn lực, phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc thiết yếu...

    Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân nên đến cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu để khám, chữa bệnh. Đồng thời, đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh và không nên đến quá sớm trước lịch hẹn.

    "Phải xem khai báo điện tử là công cụ đầu tiên để sàng lọc khi người bệnh đến bệnh viện", ông Thượng nhấn mạnh.

    Các bệnh viện phải trang bị máy quét để thuận lợi trong thao tác "check in". Hạn chế nhân viên bệnh viện khai báo thay cho người bệnh. Thay vào đó, khuyến khích bệnh viện trang bị các phương tiện thuận lợi cho người bệnh tự khai báo trong trường hợp người bệnh không có điện thoại để quét mã QR khai báo.

    Cơ sở khám, chữa bệnh phải sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh ngay từ khi đến cổng, cửa tiếp đón. Hạn chế tối đa người nhà, người thân đến, hạn chế nhập viện nội trú khi không thực sự cần thiết. Rà soát bố trí khoa, phòng, quy trình khám, chữa bệnh hợp lý... không để người bệnh phải nằm ghép, khoảng cách ít nhất 2 m giữa các giường bệnh. Bảo đảm thông khí tự nhiên trong buồng bệnh, khoa, phòng.

    Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, các viện phân công bác sĩ, điều dưỡng thường trực trong buồng khám sàng lọc. Buồng khám sàng lọc bố trí gần nơi khai báo y tế và tách rời khỏi khối nhà của khoa khám bệnh để hạn chế lây lan, trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ...

    Các bệnh viện tiếp tục rà soát, củng cố năng lực xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR để đáp ứng với các tình huống dịch. Định kỳ tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao và nhân viên làm việc ở khu vực sàng lọc, phân luồng, cách ly. Xét nghiệm người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao hoặc những người chịu ảnh hưởng nặng khi mắc Covid-19, như người bệnh tại khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm...

    Các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 khi cho bệnh nhân xuất viện phải thông báo Sở Y tế các tỉnh, thành phố nơi người bệnh cư trú để tiếp tục tổ chức quản lý, cách ly, theo dõi, xét nghiệm người bệnh, người nhà.

    Hiện một số bệnh viện cả tuyến trung ương và địa phương ở nhiều tỉnh, thành khác đã có tình trạng lây chéo trong người bệnh và nhân viên y tế. Bộ Y tế ngày 7/5 nâng mức cảnh báo chống dịch lên cao nhất và chủ động xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn rất nhiều so với địa phương, vì bệnh viện Trung ương là tổng hợp bệnh nhân từ các địa phương chuyển lên.

    Tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo ngừng tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến từ các bệnh viện khu vực Hà Nội và các tỉnh kể từ ngày 8/5. Trường hợp đặc biệt, Bệnh viện 108 đề nghị các bệnh viện tuyến dưới liên hệ với khoa Cấp cứu (C1-3) trước khi chuyển bệnh nhân. Bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân trở lại khi tình hình dịch bệnh ổn định.

    Cục trưởng Khám, Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bệnh viện coi bệnh nhân đều là F0 để áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19. Ông Khuê nói rằng "bệnh viện là một xã hội thu nhỏ". Trong cuộc chiến chống Covid-19, bệnh viện là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh. Bệnh viện không chỉ đối phó với dịch bệnh mà cần đảm bảo công tác khám chữa bệnh hằng ngày cho bệnh nhân nên phải tuyệt đối bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, chất lượng.

    Hiện cả nước ghi nhận ít nhất 8 bệnh viện đang cách ly y tế do có ca Covid-19 hoặc yếu tố dịch tễ liên quan ca Covid-19 như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên(Vĩnh Phúc), Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, Bệnh viện Quân y 105 (Hà Nội), Bệnh viện K (Hà Nội)....

    Xét nghiệm Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần


    Xét nghiệm Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.


    Lê Phương

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 69K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top