Ai không nên tiêm vaccine Covid-19?

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Người bị dị ứng với các thành phần của vaccine Covid-19 không nên tiêm, người mắc dị ứng thông thường vẫn có thể chủng ngừa.


    Kể từ cuối tháng 12/2020, nhiều quốc gia bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19. Đây được coi là hy vọng chấm dứt đại dịch của nhiều nước. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi nước cần chủng ngừa cho ít nhất 70% dân số mới mong đạt miễn dịch cộng đồng. Song giống với các loại dược phẩm khác, vaccine Covid-19 có thể để lại tác dụng phụ và không phù hợp với một số đối tượng nhất định.

    Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, người được tiêm vaccine cần khám sàng lọc trước đó. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiêm, và được khuyến cáo không đến điểm tiêm chủng. Khi khám sàng lọc, người được tiêm phải thông báo cho nhân viên y tế tiền sử bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mạn tính phải điều trị, hóa trị, miễn dịch, có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ.

    Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng như WHO chỉ khuyến cáo duy nhất một nhóm không nên tiêm chủng, đó là người dị ứng với các thành phần của vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người gặp phản ứng nghiêm trọng trong lần tiêm đầu tiên không nên chích mũi thứ hai.

    Người dị có tiền sử dị ứng thông thường (với thức ăn, phấn hoa, nấm mốc...) vẫn có thể tiêm vaccine. "Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi không loại trừ những tình nguyện viên thế này, thậm chí cả người dị ứng thực phẩm nghiêm trọng", tiến sĩ Purvi Parikh, chuyên gia dị ứng của Mạng lưới Nghiên cứu Dị ứng và Hen suyễn, giải thích.

    Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (phải), 28 tuổi, Khoa Hồi sức Tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đang được khám sàng lọc trước khi tiêm. Ảnh: Hữu Khoa


    Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (phải), 28 tuổi, Khoa Hồi sức Tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đang được khám sàng lọc trước khi tiêm, ngày 8/3. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ ba từ trái sang) giám sát do đây là ngày đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam. Ảnh: Hữu Khoa.


    Dù vaccine được khuyến nghị sử dụng cho người cao tuổi, song theo WHO, nên cân nhắc chủng ngừa cho những người rất yếu, có thể sống dưới ba tháng tới. Không nên tiêm vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi trước khi có kết quả nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn.

    Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, dữ liệu an toàn của vaccine còn hạn chế. Ban đầu, WHO cho rằng phụ nữ mang thai chỉ nên tiêm chủng nếu thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm nCoV (nhân viên y tế tuyến đầu hoặc có bệnh nền). Song hôm 1/2, WHO điều chỉnh khuyến nghị. Trên trang web chính thức, WHO nêu rõ: "Dựa vào những gì đã biết, chúng tôi cho rằng rủi ro của vaccine với phụ nữ có thai nhỏ hơn lợi ích đem lại".

    Thục Linh (Theo CNN, WHO, Yale)

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top