7 dấu hiệu cảnh báo u não

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bị động kinh, vụng về tay chân, ghi nhớ kém, buồn nôn không nguyên nhân... là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn có khối u não.


    Theo bác sĩ Võ Doãn Tiến, khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện quận Thủ Đức, u não có đủ hình dạng và kích cỡ. Triệu chứng cũng phụ thuộc vào vị trí của u, rất đa dạng.

    Động kinh

    Bất kể loại khối u là gì, co giật thường là một trong những dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Kích thích từ khối u làm cho các tế bào thần kinh không kiểm soát được các dòng điện bắn ra và gây nên những cử động bất thường.

    Giống như khối u, co giật có nhiều dạng. Bệnh nhân có thể bị co giật toàn thân, giật hoặc uốn cong giới hạn ở một chi hoặc một phần của khuôn mặt.

    Vụng về

    Nếu thấy mình vụng về trong việc sử dụng đồ vật, hoặc vật lộn với sự thăng bằng, sự loạng choạng trong dáng đi. Tay, chân hoặc bàn tay thiếu linh hoạt. Khó nói, nuốt hoặc thiếu kiểm soát biểu cảm khuôn mặt có thể là dấu hiệu của bệnh.



    Bạn mất cảm giác ở một phần cơ thể hoặc khuôn mặt. Đặc biệt, nếu một khối u hình thành trên thân não, nơi kết nối với tủy sống, người bệnh thường bị mất cảm giác, gây tê bì, thiếu linh hoạt.

    Thay đổi về trí nhớ hoặc suy nghĩ

    Các khối u não có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hoặc tính cách của một người. Họ có nhiều khả năng gặp vấn đề trong việc ghi nhớ mọi thứ, cảm thấy bối rối hoặc chịu đựng kém trước những vấn đề cần phải suy nghĩ.

    Buồn nôn

    Khi cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là nếu các triệu chứng đó kéo dài và không giải thích được, có thể là một dấu hiệu của một khối u.

    Thay đổi tầm nhìn

    Khối u có thể dẫn đến tầm nhìn mờ, nhìn đôi và mất thị lực. Người bệnh cũng có thể thấy các điểm nổi hoặc hình dạng khác nhau hoặc được gọi là "hào quang".

    Đau đầu

    Đau đầu thường là dấu hiệu cua một khối u đã rất lớn, nhưng chúng thường không phải là một trong những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

    Bác sĩ Tiến lưu ý phần lớn khối u não phát sinh ở những người không có yếu tố nguy cơ đã được cảnh báo. Trẻ em và người trên 60 tuổi có nhiều khả năng phát triển khối u hơn, nhưng mọi lứa tuổi đều vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Đối với các khối u lớn hoặc ác tính, phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, thuốc, xạ trị hoặc hóa trị.

    "Không phải tất cả khối u não đều nghiêm trọng. Nhiều u nhỏ, lành tính, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi sự tăng trưởng hoặc thay đổi của nó", bác sĩ Tiến khẳng định.

    Bác sĩ khuyến cáo, người có một số dấu hiệu trên, không nên tự suy diễn mình đã bị u não mà cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

    Thư Anh

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top