20 đội cấp cứu Hà Nội hỗ trợ Bắc Giang tiêm chủng

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • Bộ Y tế hôm nay đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổ chức 20 đội cấp cứu thường trực cấp cứu tại các điểm tiêm chủng ở tỉnh Bắc Giang.


    Mỗi đội gồm một bác sĩ và 2 điều dưỡng, một xe cứu thương, từ ngày 1/6 đến khi hoàn thành đợt tiêm, khoảng 7-10 ngày.

    Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện của Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các trường hợp bị phản ứng nặng sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 được chuyển đến do vượt quá khả năng điều trị tại chỗ.

    Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết tỉnh được Chính phủ ưu tiên phân bổ 150.000 liều. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch để có thể sử dụng hết số vaccine này trong một tuần, quyết tâm chạy đua với thời gian để tiêm cho công nhân sớm được quay trở lại làm việc. Để thực hiện được kế hoạch này, ông Dương đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ 200 điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ tiêm phòng.

    Công nhân Bắc Giang xếp hàng để tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Ngọc Mai.


    Công nhân Bắc Giang xếp hàng để tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Ngọc Mai.


    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định Bộ Y tế có thể huy động 500 người hỗ trợ Bắc Giang thực hiện tiêm trong thời gian ngắn nhất.

    "Bộ hoàn toàn có khả năng điều động số người lớn hơn. Hiện 500 sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn xong", Thứ trưởng Sơn nói.

    Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Bắc Giang xây dựng kế hoạch thật chi tiết, bởi công nhân không tập trung 1-2 điểm mà ở trong các nhà trọ, ký túc xá, khu cách ly... Đối tượng tiêm vaccine ưu tiên là công nhân tại các đơn vị đang sản xuất, có thể bao gồm cả công nhân làm việc ngoài khu công nghiệp. Ngoài ra, còn ưu tiên cho các doanh nghiệp đang chuẩn bị sản xuất trở lại và các đơn vị khác.

    "Bắc Giang cần yêu cầu các doanh nghiệp gửi ngay danh sách công nhân cho ngành y tế, để trên cơ sở đó tổ chức tiêm chủng cho công nhân", thứ trưởng Sơn đề nghị.

    Hiện, tỉnh đã tiêm vaccine cho 8.177 trường hợp.


    Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.


    Lê Nga

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 71K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 137
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top