'Quyết định khó khăn nhất là ngược với số đông'

AD
  • Tin Tức
  • Thượng sĩ


  • - Phó thủ tướng vừa nói là "không biết trước", nhưng tôi lại thấy đợt đó, rộ lên thông tin là Việt Nam đã nhận được thông tin tình báo về dịch bệnh ở Trung Quốc nên đã chuẩn bị sớm hơn. Ông có thể nói cụ thể hơn được không? (Nguyễn Thành Lê, Vĩnh Phúc)

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi khẳng định là chúng ta không có thông tin gì thêm ngoài những thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới và cơ quan y tế các nước.

    Đúng là chúng ta đã rất chủ động ngay từ ban đầu. Thực ra, gần như là một sự trùng hợp. Cuối tháng 11 tôi được giao nhiệm vụ tiếp quản công việc từ chị Tiến. Khi đó Bộ chỉ có hai Thứ trưởng, không ai phụ trách mảng dự phòng. Cục trưởng Cục y tế dự phòng cũng khuyết.

    Tôi phụ trách khối Khoa Giáo Văn Xã đã lâu nên hiểu rõ tầm quan trọng của y tế dự phòng, cụ thể là phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tại buổi họp giao ban đầu tiên ở Bộ Y tế vào ngày 5/12 có đầy đủ lãnh đạo các Cục Vụ trong Bộ, tôi đã yêu cầu là thiết lập ngay cơ chế chuyên gia giúp Bộ trưởng phòng chống dịch.

    Thú thực lúc đó tôi nghĩ phải ngồi vào ghế Bộ trưởng mà bên cạnh không có Thứ trưởng, không có cả Cục trưởng phụ trách chống dịch, nếu không có phương án sớm mà ngộ nhỡ có dịch thì gay go.

    Vì vậy tôi dành nhiều thời gian để gặp gỡ, trao đổi với các anh chị có kinh nghiệm chống dịch trước kia. Đặc biệt qua giới thiệu tôi đã được nói chuyện cả với một số anh chị tham gia chống dịch SARS ngày xưa. Nhờ vậy nên mình cũng được anh chị em chỉ bảo, hướng dẫn thêm nhiều kiến thức. Sau này khi có dịch xảy ra quả thực tôi không thấy bị quá bất ngờ hay bỡ ngỡ.

    Tôi cũng đã theo dõi chống dịch nhiều năm và hiểu nhiều khi "nuôi quân ba năm chỉ dùng một giờ".

    Quay trở lại những ngày đó. Tôi nhớ là giữa tháng 12, ngày 17/12 tôi đã ký văn bản đầu tiên về tăng cường phòng chống dịch mùa đông. Đầu tháng 1, Trung Quốc và WHO thông báo về ca nhiểm bệnh viên phổi lạ ở Vũ Hán thì anh em trong Bộ Y tế đã bàn các biện pháp ứng phó nếu dịch ở Vũ Hán lây lan ra. Khoảng giữa tháng 1, tôi nhớ ngày 13/1 thì phải, Thái Lan công bố có ca nhiễm đầu tiên ngoài Trung quốc. Khi đó chúng tôi đã xác định Thái Lan có thì Việt Nam hoàn toàn có thể có. Sau đó lần lượt là Nhật Bản rồi Hàn Quốc. Hàn Quốc là nước thứ 3 công bố vào ngày 20/1 nên ngay sau khi nghe tin Hàn Quốc chúng tôi đã thực sự coi như Việt Nam chắc chắn hoặc đang có rồi sẽ có. Ngày 21/1 chúng tôi họp đánh giá tình hình, rà soát các khâu, các phương án. Đó có thể coi là cuộc họp đầu tiên về chống dịch Covid-19. Mà lúc đó còn chưa có tên này. Sáng 22/1 chúng tôi đi kiểm tra khâu cuối là điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Độc giả vừa hỏi, đúng là sáng trước đi kiểm tra thì hôm sau công bố bệnh.

    Tới khoảng 4h chiều ngày 23/1 tôi được báo là có 2 cha con người Trung Quốc đang nằm ở Bệnh viên Chợ Rẫy, người cha đến từ Vũ Hán có những biểu hiện đặc trưng của bệnh này và đang được xét nghiệm. Anh em nói khoảng 6h sẽ có kết quả ban đầu. Khi đó, anh em chuyên môn nói là Việt Nam vẫn đang đợi mồi thử nước ngoài tài trợ nên dù có dương tính thì phải đợi hoặc gửi mẫu bệnh phẩm ra nước ngoài để xác định rồi mới công bố được.

    Hôm đó đã là ngày 29 Tết. Trong đầu tôi phản ứng ngay là nếu đợi mồi từ nước ngoài hay gửi mẫu nước ngoài thì cả tuần mới có kết quả. Trong Tết nếu đã có ca bệnh trong cộng đồng mà chưa công bố để nhân dân cảnh giác thì nguy to.

    Nếu công bố, mà sau có nhầm thì với bên ngoài cũng vẫn có thể nói khó "thanh minh" với WHO. Còn bên trong cùng lắm bị phê bình, bị đánh giá là thiếu chín chắn mà thôi. Tôi gọi điện hỏi các bộ phận chức năng và chuyên gia thì đều nói là chưa thể công bố được. Tôi trực tiếp gọi điện hỏi anh Lân Viên trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh là nơi đang làm xét nghiệm. Anh Lân giải thích về chuyên môn rất sâu. Tôi nghe không hiểu cặn kẽ hết nhưng tôi thấy có lòng tin. Tôi cân nhắc một lúc và đi đến quyết định.

    Tôi điện thoại cho anh Sơn khi đó mới xuống máy bay về TP HCM từ Diễn đàn Kinh tế Davos, lúc đó độ 4h. Tôi nói anh Sơn tạm ngủ bù chưa, đi kiểm tra bệnh viện ngay, căn giờ khoảng 6h có mặt ở BV Chợ Rẫy và nhớ cho báo chí dự để nếu có kết quả thì cứ công bố luôn.

    Sáng hôm sau, Bộ Y tế họp có cả WHO dự. Chúng tôi đã chính thức kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng của Việt Nam, mời GS Trần Đắc Phu làm cố vấn cấp cao của Trung tâm. Tại cuộc họp có ý kiến cho rằng lẽ ra Việt Nam chưa được công bố có ca nhiễm. Tôi cũng giải thích thời điểm sát Tết.

    Tại cuộc họp đó, chúng tôi đã phân tích và cũng nhận được sự chấp thuận của WHO về việc Việt Nam dừng các chuyến bay từ vùng có dịch, áp dụng khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh từ Trung Quốc. Mặc dù khi đó WHO khuyến nghị là không ngừng giao thương, đi lại và cũng chưa có nước nào yêu cầu khai báo y tế bắt buộc. WHO nhận định bệnh này là "lây nhiễm hạn chế" nhưng chúng ta cũng thuyết phục và áp dụng cơ chế với bệnh "lây nhiễm". Ngay từ đầu, chúng ta đã đi sớm hơn một bước và áp dụng cao hơn một bước.

    Sáng ngày mồng 2 Tết, Bộ Y tế lại họp với các Bộ ngành và WHO. Tại cuộc họp đó vấn đề công bố sớm khi chưa được WHO xác nhận và yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với khách nhập cảnh cũng vẫn có người nêu lại, nhưng chúng tôi đã phân tích kỹ và tiếp tục đưa ra các biện pháp mạnh hơn. Sau này có anh em nói lại với tôi là lúc đó cũng đề nghị chưa công bố, nhưng giờ nghĩ lại nếu lúc đó không công bố thì không biết tình hình sẽ như thế nào?

    NGUỒN: INTERNET
     

    Có thể bạn quan tâm

  • 72K
  • 3K
  • Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ. Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca...
  • 2K
  • 54
  • Để nCoV lây nhiễm tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng là “phi đạo đức và không khả thi”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khẳng định. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi...
  • 1K
  • 8
  • Quảng NamNgười đàn ông 31 tuổi trên đường đi làm về bị một viên đạn lạc cắm vào đùi đứt động, tĩnh mạch. Đạn từ cây súng bắn chim của một người đi xe máy phía trước bất ngờ cướp cò bay ra, chiều...
  • 5K
  • 140
  • Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ngày 17/12. Các bác sĩ đã cố gắng bảo tồn và nối ngón tay cho bé. Tuy nhiên, tình trạng dập nát quá nặng và bệnh nhi nhỏ tuổi nên hiện tại...
  • 2K
  • 62
  • Hà NộiNam thanh niên 21 tuổi ở Hòa Bình gặp tai nạn xe máy, đa chấn thương, đặc biệt có vết thương vùng bẹn trái. Anh được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tuần trước, tổn thương tĩnh mạch...

    Đăng nhập

    Top